Tổng thống Putin 'lún sâu' trong khủng hoảng Covid-19. Bệnh viện điều trị Covid-19 ở St. Petersburg bất ngờ bốc cháy và người phát ngôn Điện Kremlin nhiễm nCoV khoét sâu thêm khủng hoảng Putin phải đối mặt.
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp trực tuyến với các quan chức tại dinh thự ở Novo-Ogaryovo, ngày 14/5. Ảnh:Điện Kremlin.
Ngày 12/5, Bệnh viện Saint George tại St. Petersburg bốc cháy, khiến 5 người thiệt mạng, trong đó có 4 bệnh nhân trong pḥng điều trị tích cực, buộc 150 người phải sơ tán gấp. TASS dẫn một nguồn tin cho biết đám cháy bùng lên sau khi một máy thở dùng để điều trị cho bệnh nhân Covid-19 bị chập điện và bốc cháy.
Cơ quan giám sát y tế Nga Roszdravnadzor ngày 13/5 thông báo mở cuộc điều tra chất lượng và độ an toàn của máy thở Aventa-M được dùng tại hai bệnh viện ở thủ đô Moskva và thành phố St. Petersburg sau hai vụ cháy gây chết người. Giới chức y tế nhiều tỉnh cũng quyết định ngừng sử dụng mẫu máy này tới khi cuộc điều tra kết thúc.
Thông tin về vụ cháy đáng sợ ở thành phố St. Petersburg nhanh chóng bị lu mờ bởi một tiết lộ chấn động rằng Dmitry Peskov, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin dương tính với nCoV và đang được điều trị trong bệnh viện.
Ông Peskov nói lần cuối tiếp xúc với Tổng thống Putin là hơn một tháng trước. Phần lớn thời gian qua ông Putin làm việc tại dinh thự ở vùng Moskva thông qua video và chỉ tổ chức vài cuộc họp trực tiếp với các quan chức.
Tuy nhiên, thông tin này đến khi cách đó chưa đầy hai tuần, Thủ tướng Mikhail Mishustin cũng phải nhập viện v́ nhiễm nCoV, làm dấy thêm nhiều lo ngại về sức khỏe của Tổng thống Putin.
Những sự cố liên tiếp xảy đến với nước Nga giữa lúc quốc gia này đối mặt với số ca nhiễm mới tăng chóng mặt. Nga ngày 13/5 báo cáo 10.028 ca nhiễm mới, đánh dấu ngày thứ 11 liên tiếp duy tŕ mức tăng trên 10.000 ca trong ngày. Nga hiện là vùng dịch lớn thứ 3 trên thế giới, sau Mỹ và Tây Ban Nha, với hơn 260.000 người nhiễm và hơn 2.400 người chết v́ nCoV.
Covid-19 đă trở thành cuộc khủng hoảng xếp tầng đối với Putin. Hồi tháng 3, giá dầu sụt giảm sau khi Arab Saudi khơi mào cuộc chiến giá dầu với Nga, quốc gia từng là đồng minh trên thị trường năng lượng. Lời đáp trả ngay lập tức của Nga là từ chối kư vào đề xuất của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) về việc giảm sản lượng sâu hơn nữa, nhằm cứu thị trường dầu.
Nga và Arab Saudi sau đó đă đạt được thỏa thuận cắt giảm mới nhưng giá dầu, nguồn doanh thu quan trọng đối chính phủ Nga, không mấy khởi sắc bởi nền kinh tế đ́nh trệ v́ Covid-19.
Điều đó cũng đặt ra nhiều câu hỏi lớn về khả năng ứng phó với nguy cơ sụp đổ kinh tế do đại dịch của Điện Kremlin. Putin đă hứng chỉ trích khi từ chối thiết lập một quỹ dự pḥng để cứu nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ. Trong bài phát biểu trên truyền h́nh ngày 11/5, Putin cho biết ưu tiên của ông là "đưa nền kinh tế hoạt động trở lại nhanh nhất có thể".
Tuy nhiên, Nathan Hodge, nhà phân tích của CNN, nhận định Tổng thống Putin có vẻ xa rời cuộc chiến chống Covid-19 của Nga khi chỉ đạo công việc từ dinh thự ở Novo-Ogaryovo. Người dân Nga thường quen với h́nh ảnh Putin được trau chuốt ở Điện Kremlin, nhưng h́nh ảnh ông xuất hiện trong các cuộc họp trực tuyến có vẻ không toát lên nhiều được dáng vẻ lănh đạo mạnh mẽ vốn có.
Hodge cũng cho rằng phong cách lănh đạo của Putin trong cuộc chiến với Covid-19 bị động một cách khác lạ. Ngày 11/5, Putin thông báo chính phủ sẽ kết thúc "giai đoạn không làm việc", khoảng thời gian người Nga nghỉ ở nhà và vẫn được trả lương.
Tuy nhiên, Putin đă ủy thác công việc nới lỏng phong tỏa đầy khó khăn cho các tỉnh trưởng, những người phải tự quyết định khi nào có đủ điều kiện để dỡ các biện pháp hạn chế. Và điều đó cũng làm bộc lộ sự nghiêm trọng của đại dịch, khi giới chức địa phương quyết định kéo dài các biện pháp phong tỏa.
Điều này có thể thấy rơ ở thủ đô Moskva khi thị trưởng Sergey Sobyanin thông báo gia hạn các biện pháp hạn chế tới 31/5. Giới chức Moskva cũng tăng cường các quy định bằng cách bắt buộc đeo khẩu trang và găng tay ở nơi công cộng. Lư do cho quyết định này rất rơ ràng: cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng hiện rất nghiêm trọng. Tỷ lệ tử vong ở thủ đô Nga trong tháng 4 đă tăng đáng kể so với thời điểm này năm trước, cũng như so với mức trung b́nh tháng 4 trong thập kỷ trước, theo số liệu của văn pḥng đăng kư dân sự thành phố.
Trong một cuộc phỏng vấn với kênh Rossiya-24, thị trưởng Moskva cho biết nhiều nghiên cứu về xét nghiệm sàng lọc chỉ ra tỷ lệ nhiễm thực tế cao gấp ba lần so với báo cáo chính thức.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân Covid-19 tới bệnh viện ở ngoại ô Moskva, hôm 12/5. Ảnh: Reuters.
Nga ban đầu nhanh chóng ứng phó khi Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, đóng cửa biên giới với nước này hồi tháng 1. Song các biện pháp chống dịch trong nước của Nga bị đánh giá là tụt hậu so với các quốc gia châu Âu khác.
Khi Covid-19 xuất hiện ở nhiều nơi tại Nga, Putin nhiều lần tuyên bố mọi thứ đang được kiểm soát. Điện Kremlin dùng thông tin châu Âu và châu Mỹ hứng chịu ảnh hưởng nặng nề để nhấn mạnh Nga chuẩn bị cho cuộc khủng hoảng tốt hơn thế nào.
Những nghĩa cử như gửi vật tư y tế tới Italy và Mỹ được truyền thông Nga đưa tin nhiều lần. Các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt được ca ngợi gồm trấn áp những người vi phạm quy định pḥng dịch.
"Tuy nhiên, chúng diễn ra không lâu trước khi những vết nứt xuất hiện", phóng viên Josh Nadeau tại St. Petersburg viết trên SCMP.
Khi những khó khăn trong cuộc chiến chống Covid-19 c̣n chưa qua đi, những sự cố liên tiếp xảy ra như cháy bệnh viện hay các quan chức cấp cao nhiễm nCoV càng khoét sâu thêm cuộc khủng hoảng ở Nga và phủ bóng đen lên khả năng chèo lái đất nước của Putin giữa đại dịch, nhà phân tích Hodge nhận định.