Sau khi Bộ Lao động Mỹ bất ngờ công bố nước này trong tháng trước tăng thêm 2,5 triệu việc làm, bất chấp dự đoán có 7,5 triệu việc làm bị mất đi, khiến làm cho các nhà kinh tế học ngạc nhiên sửng sốt.
Diễn biến khả quan này diễn ra sau khi ghi nhận tỉ lệ thất nghiệp kỉ lục lên tới 20,5 triệu người vào tháng 4.
Tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ tháng 5 nhờ vậy đă giảm xuống 13,3%, - thấp hơn nhiều so với mức dự đoán trước đó là 19%. Tỉ lệ thất nghiệp của tháng 4 là 14,7%, mức cao nhất kể từ Đại suy thoái diễn ra hồi những năm 1930.
Tuy vậy, tỉ lệ người lao động có việc làm phân bố không đồng đều giữa các nhóm dân. Cụ thể, tỉ lệ thất nghiệp trong nhóm người lao động gốc Á và Phi vẫn tăng, cho thấy các cộng đồng thiểu số sẽ trải qua quá tŕnh hồi phục hậu COVID-19 lâu hơn so với nhóm lao động da trắng và Mỹ La tinh.
Tổng thống Donald Trump gần như lập tức đă đăng bài trên Twitter trước tín hiệu rất vui mừng này.
“Một bản báo cáo việc là tuyệt vời. Tổng thống Trump đă làm tốt (Đây là lời nói đùa nhưng là sự thật)” - ông Trump viết trên Twitter.
Báo cáo lao động tháng 5 cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể đă vượt qua đỉnh điểm của sự tàn phá của đại dịch COVID-19. Đến cuối tháng, tất cả 50 bang đă nới lỏng một số biện pháp hạn chế, cho dù số người tử vong do COVID-19 của Mỹ vượt quá 100.000 người.
"Dữ liệu của ngày hôm nay cho thấy nền kinh tế Mỹ có khả năng phục hồi tốt hơn kỳ vọng. Chắc chắn các dấu hiệu ban đầu cho thấy việc mở cửa trở lại của các nền kinh tế đă bắt đầu kích thích thị trường lao động phát triển," Seema Shah - chiến lược gia trưởng tại Tổ chức nhà đầu tư toàn cầu nói.
Báo cáo "rất đáng ngạc nhiên" - ông Ian Shepherdson, nhà kinh tế trưởng tại hăng Pantheon Macroeconomics nói. "Một sự gia tăng về số lượng việc làm lớn nhất trong lịch sử rất có thể xuất phát từ một làn sóng phục hồi ngầm."
Chi tiết báo cáo lao động theo ngành
Nhiều lĩnh vực đă ghi nhận sự gia tăng việc làm trong tháng 5 sau khi sụt giảm mạnh trong tháng trước đó. Lĩnh vực nhân sự và khách sạn đă tăng thêm 1,2 triệu việc làm sau khi mất 7,5 triệu việc làm trong tháng 4, việc làm trong các dịch vụ thực phẩm và địa điểm phục vụ đồ uống chiếm phần lớn sự gia tăng.
Giáo dục và dịch vụ y tế, bán lẻ và các ngành dịch vụ khác cũng đă tăng thêm nhiều việc làm trong tháng này. Tuy nhiên, việc làm trong chính phủ, lĩnh vực thông tin và giao thông vận tải lại ghi nhận số việc làm giảm sút.
Số người thất nghiệp bị sa thải tạm thời giảm từ mức 16,2 triệu người trong tháng 4 xuống c̣n 15,3 triệu trong tháng 5.
Báo cáo hôm thứ Sáu (5/6) ghi nhận rằng số người mất việc dài hạn đă tăng lên 2,3 triệu, mức tăng gần 300.000 người từ tháng 4.
Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ theo thời gian
Nhu cầu tuyển dụng
Các tin tuyển dụng trên website Indeed cũng đă cải thiện một chút trong những tuần cuối tháng nhưng về cơ bản vẫn kém so với các năm trước.
"Hiện tại chúng tôi nhận thấy có một sự đón đầu trong tốc độ của các bài đăng tuyển dụng trong bốn tuần qua. Nhưng xu hướng và số lượng tin đăng vẫn c̣n ở mức thấp hơn nhiều so với cùng thời điểm này năm ngoái. Mọi thứ vẫn sụt giảm tới 34%," Nick Bunker, nhà kinh tế tại Indeed, nói với Business Insider.
Sự gia tăng trong việc tuyển dụng trong những tuần đầu của tháng 5 có thể là do một phần các biện pháp giăn cách xă hội mới tạo ra tác động lâu dài đối với thị trường lao động.
Seniors helping Seniors (tạm dịch là “Người cao niên giúp đỡ người cao niên”, một công ty kết nối nhân viên chăm sóc với những người cao tuổi, đă phải chuyển sang h́nh thức tuyển dụng trực tuyến.
"Chỉ cách đây hai tháng chúng tôi c̣n chưa h́nh dung ra việc này," ông Daniel Jan, phó giám đốc điều hành của công ty, nói với Business Insider. Nhưng tuyển dụng trực tuyến đă khiến việc tuyển dụng nhanh hơn do nhu cầu dịch vụ chăm sóc người già đă tăng mạnh. Công ty cho biết lưu lượng truy cập website của họ đă tăng 14% so với quư trước.
Mặc dù bản báo cáo này rất khả quan nhưng nên nhớ rằng đây chỉ là thống kê của 1 tháng.
"Số lượng người có việc làm tăng 2,5 triệu người và tỷ lệ thất nghiệp giảm trên 1% là những tín hiệu tích cực, nhưng không rơ điều này sẽ kéo dài bao lâu. Hơn nữa, thị trường lao động vẫn ở t́nh trạng khá tồi tệ, với tỉ lệ người có việc làm chỉ bằng 87% so với trước khi dịch COVID-19 bùng phát," ông Bunker nói.
Diễn biến tiếp theo của thị trường lao động
Các nhà kinh tế vẫn đang theo dơi sát các dấu hiệu để xác định liệu báo cáo việc làm tháng 5 này có báo hiệu cho xu hướng hồi phục lâu dài. Mặc dù nền kinh tế đang mở cửa trở lại nhưng sự lo lắng là điều không tránh khỏi.
Cô Sarah May, một nhân viên pha chế tại White Lake, bang Michigan, lo lắng về việc trở lại làm việc, v́ các quán bar và nhà hàng trong bang chỉ được phép mở của với một nửa công suất từ ngày 8/6 tới. May bị cho nghỉ việc khi bang Michigan tiến hành phong tỏa vào tháng 3, cuối cùng đă bắt đầu nhận trợ cấp thất nghiệp vào tháng 4. Ban đầu trường hợp của cô bị từ chối do mức lương không có tiền tip, lại không đủ điều kiện nhận trợ cấp.
"Tôi không muốn quay lại làm việc ở mức 50% và kiếm ít tiền hơn," May nói. "Tôi không muốn chịu rủi ro nhiễm bệnh cho những người mà tôi quan tâm."
Sự lo ngại này c̣n thể hiện qua tiêu dùng cá nhân, lĩnh vực chiếm khoảng 70% GDP của Mỹ. Trong khi tỉ lệ tiết kiệm cá nhân được nâng lên nhờ các khoản trợ cấp của chính phủ, tiêu dùng cá nhân vẫn giảm mạnh trong tháng 4.
Việc đạo luật Cares Act cung cấp khoản tiền trợ cấp thất nghiệp bổ sung 600 USD mỗi tuần sẽ hết hiệu lực vào tháng 7 có thể ảnh hưởng tiêu cực hơn nữa đến cách người dân Mỹ chi tiêu.