Philippines ủng hộ Mỹ phản đối Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Quốc pḥng Philippines tuyên bố "nhất trí cao" với Mỹ sau khi Washington ra tuyên bố bác bỏ hầu hết yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông.
"Chúng tôi nhất trí cao với lập trường của cộng đồng quốc tế rằng cần phải có một trật tự dựa trên luật lệ ở Biển Đông", Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Delfin Lorenzana cho biết trong thông cáo của bộ này hôm nay.
Ông Lorenzana kêu gọi chính phủ Trung Quốc tuân thủ các phán quyết của Ṭa Trọng tài thường trực (PCA) năm 2016, trong đó khẳng định yêu sách "Đường chín đoạn" mà Bắc Kinh đơn phương vẽ ra trên Biển Đông là không có cơ sở. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sẽ không thi hành phán quyết này.
Manila cũng kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đă tham gia kư kết.
"Sẽ là lợi ích tốt nhất cho sự ổn định khu vực khi Trung Quốc thực hiện lời kêu gọi của cộng đồng các quốc gia trong việc tuân theo luật pháp quốc tế và tôn trọng các thỏa thuận quốc tế hiện hành", Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines nói thêm.
Bộ trưởng Quốc pḥng Philippines Delfin Lorenzana phát biểu tại Manila, tháng 2/2017. Ảnh: AFP.
Bên cạnh đó, ông Lorenzana cũng khẳng định Philippines sẽ tiếp tục thúc đẩy bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), có tính ràng buộc về pháp lư, để giải quyết tranh chấp và ngăn leo thang căng thẳng trong khu vực.
Tuyên bố được người đứng đầu Bộ Quốc pḥng Philippines đưa ra sau tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo về "lập trường của Mỹ với các yêu sách hàng hải ở Biển Đông". Trong tuyên bố, Ngoại trưởng Pompeo chỉ trích hành vi "bắt nạt" các nước láng giềng ven Biển Đông của Trung Quốc và khẳng định hầu hết yêu sách hàng hải của Bắc Kinh trên Biển Đông là "trái pháp luật".
Pompeo khẳng định "thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế trên biển của ḿnh. Mỹ sát cánh cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong bảo vệ chủ quyền của họ với các tài nguyên ngoài khơi, phù hợp với quyền và nghĩa vụ theo luật quốc tế".
Tuyên bố cho rằng "hầu hết các yêu sách của Bắc Kinh với các tài nguyên ngoài khơi tại Biển Đông là hoàn toàn bất hợp pháp, cũng như chiến dịch bắt nạt của họ để kiểm soát các tài nguyên đó".
Theo Pompeo, chính sách của Trung Quốc với Biển Đông đă trở nên rơ ràng trong nhiều năm qua. "Bắc Kinh dùng biện pháp bắt nạt để xâm phạm quyền chủ quyền của các quốc gia Đông Nam Á ven Biển Đông, thay thế luật quốc tế bằng tư duy 'chân lư thuộc về kẻ mạnh'". Song Mỹ khẳng định sẽ sát cánh cùng cộng đồng quốc tế nhằm bảo vệ tự do hàng hải, tôn trọng chủ quyền và phản đối mọi động thái sử dụng sức mạnh ở Biển Đông và khu vực.
Mỹ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với các vùng biển quanh băi Tư Chính của Việt Nam, băi cạn Luconia của Malaysia, vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Brunei và quần đảo Natuna của Indonesia.
Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh quan hệ Washington - Bắc Kinh đang ở mức xấu nhất trong nhiều năm, với căng thẳng trên nhiều lĩnh vực, gồm đại dịch Covid-19, vấn đề Hong Kong, Tây Tạng và chiến tranh thương mại.
Trong sách trắng quốc pḥng Nhật Bản được chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe thông qua hôm nay, Nhật Bản cũng cáo buộc Bắc Kinh đang thúc đẩy yêu sách chủ quyền bằng cách thiết lập các khu vực hành chính xung quanh các đảo tranh chấp ở Biển Đông, trong lúc các quốc gia đang bị "phân tâm" bởi Covid-19.
Trung Quốc thực hiện một loạt hoạt động gây hấn ở Biển Đông như điều tàu khảo sát địa chất Hải Dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, sau đó bám theo tàu khoan của Malaysia. Tàu hải cảnh Trung Quốc cũng đâm ch́m tàu cá của ngư dân Việt Nam. Bắc Kinh c̣n đơn phương tuyên bố thành lập các đơn vị hành chính ở Biển Đông, đặt tên cho các thực thể và cấm đánh bắt cá.
Trung Quốc hồi đầu tháng 7 tiến hành cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đă trao công hàm phản đối cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc, yêu cầu nước này không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.