Một nghiên cứu của Anh công bố ngày 8/7 vừa qua giúp ta hiểu hơn về những tổn thương đến năo bộ mà Covid 19 có thể gây ra.
Người phụ nữ vừa ra viện sau khi đă được điều trị các triệu chứng Covid-19, như sốt dai dẳng, ho, hay các vấn đề về hô hấp. Nhưng một ngày sau, người phụ nữ Anh 55 tuổi đó bắt đầu bị ảo giác, luôn nh́n thấy khỉ và sư tử ở trong nhà ḿnh. Hơn nữa, người đàn bà tuổi ngũ tuần này c̣n có cảm giác bị hành hạ, bức bối, cứ liên tục cởi ra, mặc vào chiếc áo khoác.
Người phụ nữ đó nằm trong số 43 bệnh nhân bị mắc Covid-19 nặng có biến chứng thần kinh, đang được các nhà khoa học Anh nghiên cứu. Kết luận nghiên cứu của họ, công bố hôm 8/7 trên tạp chí khoa học Brain, củng cố niềm tin của giới khoa học cho rằng virus Sar-CoV-2 không chỉ tấn công vào đường hô hấp, mà c̣n có thể gây ra nhưng tổn thương nghiêm trọng khác, đặc biệt ở năo bộ.
“Phải đợi đến khi virus di trú từ Trung Quốc đến châu Âu th́ các nhà khoa học mới bắt đầu báo động về các tác động thần kinh của nó », Pierre-Marie Lledo, giám đốc bộ phận nghiên cứu thần kinh của Viện Pasteur, trả lời phỏng vấn của đài truyền h́nh Pháp France 24 cho biết . Ông là lănh đạo nhóm nghiên cứu về hậu quả của virus corona đối với năo. Mất vị và khứu giác là trong số các dấu hiệu đầu tiên của bệnh Covid-19 và cũng là khía cạnh chưa được biết đến của đại dịch.
« Nghiên cứu này cho phép làm rơ hơn về các loại tổn thương thần kinh do virus Sars-CoV- 2 có thể gây ra”, ông Pierre-Marie Lledo nhấn mạnh. Có nhiều mức độ tổn thương. Các nhà khoa học Anh đă nhận ra nhiều chứng viêm năo, như bệnh viêm cấp hệ thần kinh trung ương, chủ yếu ở trẻ em ; các chứng bệnh tấn công hệ thần kinh dẫn đến bại liệt hay tai biến mạch máu năo. Các biến chứng trên dường nhưng chỉ mắc phải ở một thiểu số bệnh nhân nhiễm Covid-19 và có thể xuất hiện 6 ngày trước và 14 ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng thông thường mắc Covid-19.
Những ghi nhận trên cho thấy virus Sars-CoV-2 có « tính hướng thần kinh, tức là virus ưa xâm nhập các neuron thần kinh », nhà nghiên cứu của Viện Pasteur nhận định. Loại virus có tính hướng thần kinh nổi tiếng nhất là virus bệnh dại, hầu như chỉ tấn công vào hệ thần kinh. Tuy nhiên, virus corona chủng mới này trước tiên vẫn là loại virus của đường hô hấp, nhưng điều này không ngăn cản nó tấn công vào hệ cơ quan khác.
Trả lời phỏng vấn France 24, Nicolas Locker, giáo sư virus học thuộc đại học Surrey, Anh Quốc, giải thích : « Người ta biết bộ phận tiếp nhận giúp virus Sars-CoV-2 xâm nhập vào trong tế bào nằm ở đường hô hấp, nhưng đồng thời nó cũng có trên các tế bào hệ cơ quan khác, như năo hay gan ».
Triệu chứng phổi ít nghiêm trọng hơn năo
Lịch sử dài của virus đă chứng minh rằng các bệnh lư do virus gây nên không nói lên được mục tiêu tấn công. Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đă để lại sau đó những bệnh nhân bị biến chứng năo. Virus Zika, đi qua đường máu, cũng đă cho thấy nó có thể gây tổn thương năo dẫn đến bệnh teo năo. Ngay trong trận dịch virus corona Sars 2002 và Mers 2012, cũng có những dấu hiệu cho thấy tác động đến năo bộ, nhưng chưa đủ các yếu tố để lập thành biểu đồ lâm sàng thần kinh, chuyên gia Pierre-Marie Lledo nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, không có ǵ ngạc nhiên khi virus Sars-CoV-2 có thể gây ra những tổn thương phụ ở năo. Điều gây ngạc nhiên với các nhà khoa học Anh đó là một số bệnh nhân nhập viện có « các triệu chứng phổi tương đối nhẹ, trong khi những triệu chứng thần kinh lại nghiêm trọng », chuyên gia Pierre-Marie Lledo lưu ư. Chủ yếu đó là các ca bệnh ở tuổi 60, từ 2 năm qua bị suy giảm chức năng năo, đă phải nhập viện sau một thời gian bị ảo giác, rối loạn thị lực và tiếng nói. Với những trường hợp này, các tổn thương do virus gây ra ở năo nặng hơn ở đường hô hấp.
Tuy nhiên, nghiên cứu này không cho phép kết luận rằng những người bị nhiễm không có triệu chứng hoặc chỉ có biểu hiện bệnh nhẹ. Những người này có nguy cơ bị biến chứng thần kinh nặng. « Các nhà nghiên cứu chỉ quan sát riêng những ǵ xảy ra ở bệnh nhân đă rất yếu », giáo sư Nicolas Locker lưu ư. Đặc biệt, có quá ít ca được nghiên cứu như vậy để có thể khái quát hóa hiện tượng.
Hậu quả thần kinh kinh niên ?
Việc có một số bệnh nhân phát triển các biến chứng thần kinh tận 2 tuần sau khi xuất hiện triệu chứng nhiễm Covid-19 « cho thấy cần phải có theo dơi thích hợp sau khi bệnh nhân ra viện để có thể dự trù đến nguy cơ này », nhà vius học đại học Surrey nhận định.
Nghiên cứu này cũng cho thấy cần phải đào sâu thêm vấn đề tác động của virus Sar-CoV-2 lên năo bộ, theo hai chuyên gia nói trên. Với Nicolas Locker, điều chủ yếu cần phải xác định là « liệu các triệu chứng của Covid-19 có trầm trọng hơn đối với những người bị mắc các bệnh thoái hóa thần kinh ?» Nói một cách khác, có nên kết luận những người có bệnh nền như tiểu đường hay bệnh hô hấp là những người có nguy cơ nhiễm cao ?
Một lo ngại khác nổi lên từ nghiên cứu này là « virus Sars-CoV-2 có thể gây ra những hậu quả thần kinh kinh niên », chuyên gia Pierre-Marie Lledo nhấn mạnh. Một trong những nguy cơ chính, hiện đang được nghiên cứu trên quy mô châu Âu, đó là virus corona có thể gây ra những hội chứng suy nhược kinh niên.
Một nghiên cứu gần đây vẫn của các nhà khoa học Anh đăng trên tạp chí The Lancet cũng khẳng định virus corona chủng mới để lại các di chứng tâm lư và tâm thần không thể xem thường. Những bệnh nhân Covid 19 sau khi được chữa khỏi thường bị rối loạn tâm thần, như những di chứng khi mắc bệnh về năo. Những triệu chứng hậu Covid-19 đó có thể là do những tác động trực tiếp do hệ thần kinh trung ương bị nhiễm virus hoặc do phản ứng miễn dịch hay điều trị thuốc.
Virus Sars-CoV-2 đă được xác định, phân lập sớm, ngay sau khi dịch bùng phát ở Trung Quốc, nhưng đến giờ mặc dù các nhà khoa học trên thế giới đă tập trung nghiên cứu cao độ, nhưng vẫn c̣n quá nhiều điều chưa biết được về loại virus corona chủng mới này.