Tập đoàn Hoya sẽ đến Việt Nam và Lào, c̣n hăng cao su Sumitomo sẽ chuyển đến Malaysia.
Chính phủ Nhật Bản đă dành 220 tỷ yên trong ngân sách bổ sung tài khóa 2020 để tạo ra một chương tŕnh trợ cấp nhằm khuyến khích các công ty chuyển nhà máy ra khỏi Trung Quốc
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản hôm thứ Sáu đă tiết lộ một nhóm các công ty Nhật Bản đầu tiên đủ điều kiện nhận trợ cấp để chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc trở về nước hoặc sang các nước Đông Nam Á.
87 công ty hoặc nhóm dự án sẽ nhận được tổng cộng 70 tỷ Yên (653 triệu USD) để chuyển dây chuyền sản xuất, nhằm giảm sự phụ thuộc của Nhật Bản vào nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc cũng như xây dựng chuỗi cung ứng mới kiên cường hơn.
30 trong số này sẽ chuyển sản xuất sang Đông Nam Á, bao gồm Hoya, công ty chuyên sản xuất các bộ phận ổ cứng. Công ty này dự kiến sẽ chuyển cơ sở sản xuất đến Việt Nam và Lào.
C̣n hăng Sumitomo Rubber Industries sẽ sản xuất găng tay cao su nitrile tại Malaysia, trong khi Shin-Etsu Chemical sẽ chuyển sản xuất nam châm đất hiếm sang Việt Nam.
C̣n 57 công ty khác sẽ về lại Nhật Bản.
Nhà sản xuất hàng gia dụng Iris Ohyama hiện đang sản xuất khẩu trang tại các nhà máy Trung Quốc ở thành phố cảng Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh và Tô Châu, phía tây Thượng Hải, với vải không dệt và các vật liệu chính khác được mua từ các công ty Trung Quốc cũng sẽ rời khỏi Trung Quốc. Với sự trợ giúp của các khoản trợ cấp, công ty này sẽ bắt đầu sản xuất khẩu trang tại nhà máy Kakuda ở tỉnh Miyagi, miền bắc Nhật Bản. Tất cả nguyên liệu sẽ được chuẩn bị tại địa phương, độc lập với các nhà cung cấp ở nước ngoài.
Nhà sản xuất sản phẩm vệ sinh Saraya, bao gồm chất khử trùng có cồn, cũng đủ điều kiện nhận trợ cấp.
Các công ty đủ điều kiện bao gồm các nhà sản xuất phụ tùng hàng không, phụ tùng ô tô, phân bón, thuốc và các sản phẩm giấy, với danh sách cũng bao gồm các tên tuổi lớn như Sharp, Shionogi, Terumo và Kaneka.
Chính phủ Nhật Bản đă dành 220 tỷ Yên trong ngân sách bổ sung tài khóa 2020 để tạo ra một chương tŕnh trợ cấp nhằm khuyến khích các công ty chuyển nhà máy về lại Nhật Bản. Trong số đó, 23,5 tỷ yên được dành để thúc đẩy đa dạng hóa các địa điểm sản xuất sang Đông Nam Á.