Trứng vịt lộn rất bổ dưỡng giàu protein, lipid, canxi… nhưng không phải cứ thích ăn là ăn, nếu cho trẻ ăn theo cách này kẻo lợi bất cập hại.
Ăn trứng vịt lộn uống sữa đậu nành
Nhiều bà mẹ thường cho con của mình ăn trứng vịt lộn bởi nó giàu chất béo, dễ tăng cân. Nhưng mẹ không hiểu được rằng sữa đậu nành và trứng vốn là thực phẩm đại kỵ với nhau. Nếu bạn kết hợp hai thực phẩm này với nhau dễ gây đầy bụng khó tiêu, và gây sỏi thận cho bé. Nhiều trường hợp ghi nhận một vài người phải nhập viện trong tình trạng ngộ độc nặng vì trót ăn trứng vịt lộn rồi uống sữa.
Uống sữa sau khi ăn trứng vịt lộn
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì trứng và sữa không nên ăn cùng với nhau. Nguyên nhân là trong sữa có chứa một hàm lượng chất lactose - một thể trong hai loai đường galactose và glucose dimmer trong trứng.
Không cho con ăn trứng vịt lộn uống sữa cùng lúc
Khi mẹ kết hợp hai thực phẩm này cùng một lúc sẽ gây sỏi thận, khó tiêu. Đồng thời bé không thể nào hấp thu được hết chất canxi có trong sữa nên càng uống càng còi cọc. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn hai thực phẩm này cùng lúc cũng dễ gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn cho bé.
Cho con ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Trứng vịt lộn là loại thực phẩm vô cùng bổ dưỡng giàu chất béo và vô cùng khó tiêu. Chính vì vậy, mẹ nên tránh cho con của mình ăn trứng lộn vào buổi tối bởi đây là món ăn khó tiêu, khó có thể tiêu hóa hết trước khi đi ngủ dẫn tới đầy hơi, khó chịu, làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của con trẻ.
Không nên cho trẻ ăn trứng vịt lộn vào buổi tối
Ngoài ra, khi mẹ cho bé ăn quá nhiều trứng vịt lộn cũng dễ gây béo phì thừa cân, khiến bé dễ mắc chứng cao huyết áp, tim mạch, mỡ máu. Đặc biệt, bé dễ mắc chứng dậy thì sớm làm ảnh hưởng tới chiều cao, cũng như tâm sinh lý của con trẻ.
Đặc biệt với những trẻ nhỏ dưới 2 tuổi ăn trứng vịt lộn, bởi ở độ tuổi đó, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, rất dễ mắc khuẩn đường ruột gây đau bụng, tiêu chảy kéo dài. Trẻ từ 5 tuổi trở lên cũng chỉ nên ăn 1/2 quả/lần, mỗi tuần từ 1-2 lần là đủ không nên cho ăn quá nhiều.
VietBF@sưu tập