Tổng thống Lebanon khước từ lời kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế về vụ nổ ở cảng Beirut, cho rằng điều đó sẽ chỉ làm suy giảm sự thật.
Tổng thống Lebanon Michel Aoun hôm 7/8 thừa nhận hệ thống chính trị nước này đang bị "tê liệt" và cần "xem xét lại" sau vụ nổ kho chứa 2.750 tấn amoni nitrat làm rung chuyển thủ đô Beirut hôm 4/8, khiến ít nhất 154 người thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương.
"Có hai kịch bản có thể xảy ra, do sơ suất hoặc do sự can thiệp từ bên ngoài bằng tên lửa hoặc bom", Tổng thống Aoin nói về vụ nổ. Đây là lần đầu tiên người đứng đầu Lebanon đề cập khả năng cảng Beirut bị tấn công trong vụ nổ.
Ông Aoun cam kết "nhanh chóng t́m công lư", song từ chối lời kêu gọi mở cuộc điều tra quốc tế liên quan sự việc, nói rằng đó là một nỗ lực nhằm "làm suy giảm sự thật".
Tổng thống Michel Aoun đeo khẩu trang, tham dự cuộc họp ở Baabda, Lebanon, ngày 30/4. Ảnh: Reuters.
Hiện chưa rơ nguyên nhân dẫn tới thảm kịch hôm 4/8 ở thủ đô của Lebanon. Các quan chức nước này cho hay nhà kho tại cảng đang được sửa chữa vào thời điểm xảy ra vụ nổ, song một số nguồn tin tiết lộ pháo hoa được lưu trữ tại nhà kho cùng với hàng ngh́n tấn amoni nitrat.
Amoni nitrat là hợp chất chủ yếu được dùng làm phân bón trong nông nghiệp, nhưng có thể trở thành chất nổ mạnh khi bị trộn với các chất dễ cháy.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho hay ông sẽ tham gia một hội nghị trực tuyến vào 9/8 với Tổng thống Lebanon Aoun, người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron và các lănh đạo thế giới, nhằm thảo luận về viện trợ cho Beirut.
Cuộc điều tra về vụ nổ dự kiến được báo cáo lên chính phủ Lebanon vào ngày 9/8. 16 người liên quan tới cảng Beirut, gồm cả tổng giám đốc cảng vụ, đă bị bắt. Nhiều chính khách, trong đó có Tổng thống Pháp Macron, kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế độc lập về sự việc.
Vụ nổ lớn ở Beirut được cho là cú sốc mạnh với đất nước đang đối mặt với khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ cùng đại dịch Covid-19. Nhiều quốc gia trên thế giới, gồm cả đồng minh và đối thủ của Lebanon đều gửi lời chia buồn và đề nghị giúp đỡ.