Đội hình F-16 Không quân Israel ném tổng cộng 16 quả bom xuống lò phản ứng hạt nhân Osirak, phá tan công trình này, 11 người đã thiệt mạng. Liệu sau Syria, Iraq, sắp tới lượt Iran?
Israel lên kế hoạch tấn công cơ sở hạt nhân Iran
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Israel Benny Gantz đã tiết lộ rằng Tel Aviv đang soạn thảo các kế hoạch mới để tấn công cơ sở hạt nhân của Iran nếu họ phát hiện Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.
Ông Gantz nhấn mạnh rằng Israel sẵn sàng đánh phủ đầu, bất chấp có được các đồng minh hay bất cứ quốc gia nào đồng ý hay không.
Chắc chắn Israel không đe dọa suông bởi trước đó, Tel Aviv đã từng triển khai các chiến dịch không kích hủy diệt thành công các cơ sở hạt nhân của Iraq và Syria, thể hiện sự đẳng cấp của tình báo, không quân và nhiều lực lượng khác của Israel. Cụ thể:
Chiến dịch Orchard “xóa sổ” lò phản ứng hạt nhân Syria
Orchard - một chiến dịch bí mật được tiến hành trong hai năm 2006 và 2007 với sự tham gia của cơ quan tình báo Mossad, Lực lượng Không quân, đặc nhiệm của Israel kết thúc ngày 6/9/2007, khi Không quân Israel thực hiện một cuộc không kích bí mật, bất ngờ vào địa điểm nghi ngờ có lò phản ứng hạt nhân ở Syria.
Sau khi xác định chính xác mục tiêu, các phi côngKhông quân Israel đã được đích thân Tướng Eliezer Shkedy - Tư lệnh Không quân Israel - lựa chọn đã bắt đầu huấn luyện nhiều tuần trước cuộc đột kích để bắn trúng mục tiêu nhỏ ở góc nghiêng ba mươi độ, trên sa mạc Negev vào ban đêm.
Các phi công không được biết mục tiêu cho đến khi được Shkedy thông báo ngắn gọn trước khi chiến dịch bắt đầu.
Ngay sau nửa đêm ngày 5/9/2007, các lực lượng Israel đã tấn công để vô hiệu hóa hệ thống phòng không Syria.
10 máy bay chiến đấu F-15I Ra'am của Israel thuộc Phi đội 69 của Không quân Israel được trang bị bom dẫn đường bằng laser, tên lửa AGM-65 Maverick và thùng nhiên liệu bên ngoài; được hộ tống bởi máy bay chiến đấu F-16I Sufa và một số máy bay ELINT, cất cánh từ căn cứ không quân Ramat David.
Ítt nhất bốn máy bay chiếc F-15I đã bay vào không phận Syria. Không quân Israel đã phá hủy một trạm radar của Syria ở Tall al-Abuad bằng bom chính xác thông thường, tấn công điện tử và gây nhiễu.
Một đội biệt kích tinh nhuệ của lực lượng đặc biệt Shaldag của Israel đã đến địa điểm một ngày trước đó để họ có thể chỉ thị mục tiêu bằng laser, trong khi một báo cáo sau đó xác định các biệt kích của lực lượng đặc biệt Sayeret Matkal có liên quan.
Máy bay phi đội 69 đột nhập không phận Syria và ngay lập tức phát hiện ra lò phản ứng Al-Kibar vùng Deir ez-Zor và phá hủy nó.
Chiến dịch Orchard được đánh giá là thành công, Mossad đã sử dụng lực lượng lục quân, không quân và Kidon để kết liễu mối đe dọa đối với họ theo cách bất ngờ và hiệu quả nhất.
Chiến dịch Opera hủy diệt lò phản ứng hạt nhân Osirak của Iraq
Vào năm 1977, tình báo Israel đã phát hiện ra việc Iraq đang âm thầm xây dựng lò phản ứng hạt nhân Osirak dưới sự trợ giúp của Pháp để sản xuất Plutonium hàm lượng cao.
Theo đánh giá, nếu Iraq xây dựng xong lò phản ứng Osirak thì chỉ vài năm sau họ sẽ sở hữu vũ khí hạt nhân, điều này "đe dọa đến sự tồn vong của quốc gia Do Thái.
Trước tình hình trên, không quân Israel đã quyết định sẽ tiến hành cuộc tấn công phá hủy công trình này, nhưng khó khăn lớn nhất của họ là tiêm kích F-4 Phantom II và A-4 Skyhawks không thể vượt qua quãng đường 1.600 km.
Khi được Mỹ cung cấp máy bay F-16 thế hệ mới với tính năng kỹ chiến thuật ưu việt hơn nhưng vẫn còn quá nhiều khó khăn đối với IAF nếu muốn hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Để gia tăng lượng nhiên liệu, các máy bay F-16 đã phải làm hành động bị cấm là khởi động và xếp hàng trên đường băng để sẵn sàng cất cánh, một chiếc xe tiếp dầu đã đổ thêm để bình nhiên liệu tiệm cận giới hạn tuyệt đối.
Ngoài ra để tối đa hóa cơ hội thành công, Thiếu tướng Ivri đã tăng số lượng phi đội F-16 lên 8 thay vì 4 chiếc như dự kiến ban đầu.
Vào ngày 7/6/1981, chiến dịch Opera chính thức được tiến hành. Tốp 8 máy bay F-16A làm chủ công, mỗi chiếc mang theo 2 quả bom dẫn đường laser nặng 2.000 pound (908kg) và được hộ tống bởi 6 tiêm kích F-15A.
Tốp máy bay chiến đấu Israel đã bay rất cao qua không phận nhiều nước để giả làm không quân nước sở tại đang hoạt động và đã tiếp cận mục tiêu như kế hoạch.
Từng chiếc F-16A của Không quân Israel đã tiến vào công kích, trút tổng cộng 16 quả bom xuống lò phản ứng hạt nhân Osirak và phá tan công trình này, khiến cho 10 người Iraq và 1 chuyên gia người Pháp thiệt mạng, tốp chiến đấu cơ Israel sau đó đã rút lui an toàn.
Bộ trưởng Quốc phòng Iran, tướng Amir Hatami hôm qua (7/3) cảnh báo, nước này sẽ san phẳng hai thành phố lớn nhất Israel là Tel Aviv và Haifa nếu Tel Aviv cố gắng tấn công nước này.
Theo tướng Amir Hatami, hiện Iran đang sở hữu mọi phương tiện cần thiết để bảo vệ và duy trì sự ổn định của đất nước, trong đó bao gồm các nguồn lực “sức mạnh mềm” trong khu vực.
Tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Iran được đưa ra nhằm đáp trả các tuyên bố mới đây của người đồng cấp Israel Benny Gantz rằng nước này đang xây dựng các kế hoạch mới nhằm thực hiện một cuộc tấn công tiềm tàng nhằm vào cơ sở hạ tầng hạt nhân Iran.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Israel, nước này nắm rõ các mục tiêu hạt nhân Iran và sẵn sàng độc lập thực hiện kế hoạch tấn công Iran mà không cần sự chấp thuận của các đồng minh nếu phát hiện Tehran phát triển vũ khí hạt nhân.
Lời đe dọa của Bộ trưởng BQP Iran là hoàn toàn có cơ sở bởi Tehran được cho đã sở hữu nhiều loại tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo có tầm bắn tới hàng nghìn km, trong khi khoảng cách từ Iran tới 2 thành phố lớn nhất của Israel chỉ vào khoảng 1.000km mà thôi.
Cụ thể, theo số liệu nghiên cứu của Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ (FAS), hiện nay Iran chắc chắn đã có trong tay nhiều tên lửa đạn đạo Shahab-3 với tầm bắn lên tới 1.000km (hoặc tới 2.000km đối với phiên bản tăng tầm Shahab-3 ER).
Loại tên lửa được cho là đã đưa vào biên chế từ năm 2003 này của Iran có thể mang theo đầu đạn có trọng lượng 1.200kg hoặc 5 đầu nổ trọng lượng 260kg trên phiên bản mới.
Tình báo Không quân Mỹ ước tính rằng tại thời điểm tháng 6/2017, Iran đã triển khai khoảng dưới 50 bệ phóng, tuy nhiên, khó có thể xác định được số lượng đạn tên lửa trang bị cho các bệ phóng này.
Đồng thời, Iran được cho là đã sở hữu tên lửa đạn đạo Shahab-4, có tầm bắn, độ chính xác và uy lực hơn nhiều so với Shahab-3. Theo ước tính của FAS, loại tên lửa này có tầm bắn tới khoảng 2,200-2,896, mang theo đầu đạn trọng lượng từ 700kg đến 1.000kg.
Tuy nhiên, chưa có thông tin nào khẳng định loại tên lửa này đã được đưa vào biên chế chiến đấu, cho dù chúng được cho là đã phát triển từ cuối những năm 1990 và cộng đồng tình báo quốc tế khi đó ước tính loại tên lửa này có thể sẽ được hoàn thiện trong khoảng từ năm 2000-2003.
Ngoài ra, Iran được cho là cũng đang phát triển các loại tên lửa đạn đạo có tầm bắn lớn hơn nữa, lên tới khoảng 3500 (Shahab-5), 5.500 (Shahab-6) hay thậm chí tới hơn 8.000km, tuy nhiên hiện chưa có thông tin cụ thể.
VietBF @ Sưu tầm