Trong sự phấn khích của ḿnh, ông Erdogan đă hoàn toàn quên rằng Tổng thống Putin là người không dễ bị thao túng v́ lợi ích của những quốc gia khác.
Theo nhà phân tích Abhyoday Sisodia đến từ Khoa Các nghiên cứu Đông Á, Đại học Delhi, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan là một trong số ít các nhà lănh đạo trên thế giới vẫn kiên quyết đi theo kế hoạch của ḿnh dù đối mặt với thất bại thảm hại.
Báo cáo của memri.org cho hay, sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Israel và Hamas, ông Erdogan đă đề xuất thành lập lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh chung với Nga.
Bề ngoài, đây là một tuyên bố đầy trách nhiệm đối với những người dân thường trong t́nh h́nh hiện nay. Tuy nhiên, theo ông Sisodia, thực chất ông Erdogan đang t́m cách "mượn tay" Moscow để giành ảnh hưởng và thay đổi cán cân từ thế giới Ả Rập.
Rơ ràng mục đích trên danh nghĩa là thành lập lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh chung để cứu giúp người Palestine nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không ngờ ư định của họ đă bị Nga vùi dập.
Trong sự phấn khích của ḿnh, ông Erdogan đă hoàn toàn quên rằng Tổng thống Putin là người không dễ bị thao túng v́ lợi ích của những quốc gia khác. Trong cuộc điện đàm trước đó, ông Erdogan đă đề nghị Tổng thống Putin ủng hộ đề xuất của ḿnh tại Liên Hiệp Quốc, dựa trên quan điểm chung của hai nước về cuộc khủng hoảng Jerusalem.

Ông Erdogan được cho là muốn "mượn tay" Nga trong xung đột Israel-Hamas để mở rộng tầm ảnh hưởng. Ảnh: ttcb.gov.tr
Đề xuất này đă không lôi kéo được ông Putin và báo chí đưa ra nhiều suy đoán cho rằng ông Erdogan đang cố ràng buộc Nga vào một nhiệm vụ cho phép củng cố vị thế của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ.
Do các bên quá chia rẽ với nhau, biên tập viên Stanislav Tarasov của hăng thông tấn Regnum đă bác bỏ ư tưởng về sự phối hợp giữa hai cường quốc để thiết lập ḥa b́nh. Hơn nữa, kinh nghiệm trong quá khứ về các cuộc đụng độ tương tự cho thấy t́nh h́nh có thể sẽ lắng dịu và ḥa b́nh trên thế giới vẫn chưa tới mức lâm nguy.
Ông Tarasov nhận định thêm rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia cuối cùng đủ điều kiện để đóng vai tṛ ḥa giải. Theo hăng thông tấn Cumhuriyet, Ankara đă mất cơ hội làm trung gian ḥa giải cho cuộc xung đột v́ mấy lư do sau:
Thứ nhất, Ankara đă hợp tác với một số nhóm quân thánh chiến nhất định khi can thiệp vào các cuộc nội chiến ở Syria và Libya.
Thứ hai, những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc nối lại đối thoại với Israel, Ai Cập và Saudi Arabia để không bị cô lập trong khu vực này nói riêng và Đông Địa Trung Hải nói chung đă bị lộ.
Do đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ có rất ít cơ hội để thực hiện ư định của ḿnh, nhất là khi các tuyên bố của ông Erdogan nhằm lên án Israel lại không được tính toán để đạt được kết quả chính trị.
Theo nhà phân tích Sisodia, ông Erdogan đă nghĩ rằng ḿnh có thể "mượn tay" Nga để thúc đẩy mục đích riêng nhưng không nhận thấy rằng, thái độ nồng ấm của Nga đối với Thổ Nhĩ Kỳ chính là cách ông Putin thông qua Ankara để tăng cường ảnh hưởng của nước Nga.
Trong cuộc giao tranh giữa Israe và Hamas, Nga đă giữ lập trường thận trọng, chỉ thể hiện thái độ cần thiết phải giảm leo thang xung đột và ngăn chặn thương vong cho dân thường.
Nỗ lực của ông Erdogan nhằm lôi kéo ông Putin đóng một vai tṛ tích cực hơn được thể hiện qua việc mời Nga tham gia lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh tại khu vực xung đột. Tuy nhiên, ư định này đă bị Nga vùi dập phũ phàng.
Nhà khoa học chính trị Yevgeny Satanovsky đă giễu cợt nhà lănh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khi nói rằng ông Erdogan đă nhầm lẫn cái tôi vốn có của ḿnh với Suleiman I [vị Sultan thứ 10 và trị v́ lâu dài nhất của đế quốc Ottoman] và Mehmed II [vị Sultan thứ bảy của đế quốc Ottoman].
Theo nhà phân tích Sisodia, sự ví von này cho phép chúng ta hiểu được ông Erdogan đă tuyệt vọng như thế nào khi muốn trở thành người hùng mới trong sự trỗi dậy của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách là trung tâm của thế giới Hồi giáo.
VietBF @ Sưu tầm