Apple cho biết tính năng Private Relay dùng để bảo vệ dữ liệu duyệt web không khả dụng ở Trung Quốc v́ lư do pháp lư.
Động thái này là nhượng bộ mới nhất của Apple tại Trung Quốc để được cung cấp dịch vụ của ḿnh tại đây, một thị trường mà theo Reuters chiếm gần 15% doanh thu của hăng.
Tim Cook nói về các biện pháp mới bảo vệ quyền riêng tư của người dùng tại WWDC 2021. Ảnh: Reuters.
Tính năng Private Relay là một trong số các biện pháp quan trọng dùng để bảo vệ quyền riêng tư của người dùng khi được thiết kế để che giấu dữ liệu duyệt web khỏi các bên thứ ba. Tính năng vừa được Apple công bố tại WWDC - hội nghị nhà phát triển phần mềm 2021 của hăng. Đây là một phần của gói dữ liệu iCloud Plus mới.
Khi sử dụng tính năng Private Relay để truy cập web, máy sẽ gửi lưu lượng truy cập web đến một máy chủ của Apple để loại bỏ địa chỉ IP. Sau đó, Apple gửi lưu lượng truy cập này đến máy chủ thứ hai được quản lư bởi bên thứ ba. Tại đây, máy chủ này sẽ cho người dùng một địa chỉ IP tạm thời và gửi lưu lượng truy cập đến trang web đích của nó.
Apple cho biết việc sử dụng máy chủ bên thứ 3 của hệ thống chuyển tiếp sẽ khiến cho cả Apple cũng không biết được danh tính của người dùng và trang web mà người dùng đang truy cập. Apple vẫn chưa tiết lộ họ sử dụng đối tác nào trong hệ thống.
Tính năng Private Relay sẽ khiến các địa chỉ IP trở nên vô dụng và ngăn các nhà quảng cáo sử dụng địa chỉ IP để xác định vị trí của một người. Charles Farina, trưởng bộ phận đổi mới của công ty tiếp thị kỹ thuật số Adswerve, chia sẻ với Reuters.
Trước đó, Apple bắt đầu chuyển một số khóa mă hóa iCloud về Trung Quốc và sử dụng máy chủ do các công ty nước này điều hành để lưu trữ dữ liệu khách hàng. Những dữ liệu này không được Apple mă hóa như thường thấy. Các chuyên gia bảo mật cho biết, việc Apple chấp thuận không mă hóa dữ liệu có thể khiến chính quyền Trung Quốc dễ dàng truy cập và lấy thông tin "nhạy cảm" của hàng triệu người, gồm ảnh, địa chỉ email, địa điểm... Việc chia sẻ dữ liệu như vậy không được chấp thuận tại nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ.
Ngoài ra, Apple cũng đă xóa một số ứng dụng VPN lớn khỏi App Store của ḿnh ở Trung Quốc để đáp ứng các quy định của chính phủ, yêu cầu các nhà cung cấp VPN muốn hoạt động tại Trung Quốc phải có giấy phép.