Lời xoa dịu khách hàng Trung Quốc được CEO Nike đưa ra sau khi hăng này trải qua đợt tẩy chay lớn v́ vấn đề Tân Cương.
"Chúng tôi là thương hiệu thể thao lớn nhất ở đó, và chúng tôi là thương hiệu của Trung Quốc và v́ Trung Quốc", Giám đốc điều hành Nike, John Donahoe, nói. "Tài sản lớn nhất mà chúng tôi có ở Trung Quốc là người tiêu dùng. Người tiêu dùng cảm thấy có mối liên hệ chặt chẽ và sâu sắc với các thương hiệu Nike, Jordan và Converse. Và điều đó là có thật", ông nói thêm.
CEO Nike đưa ra phát ngôn mạnh mẽ để bảo vệ hoạt động kinh doanh tại nước này, sau khi trải qua thời gian bị tẩy chay dữ dội. Ông Donahoe, người nắm quyền lănh đạo vào tháng 1/2020, từng dành những ngày đầu trong nhiệm kỳ của ḿnh để thăm các hoạt động của Nike tại Trung Quốc.
Hôm thứ năm (24/6), Nike đă báo cáo doanh số bán hàng tại Trung Quốc đại lục hơn 1,9 tỷ USD trong quư tài chính kết thúc vào ngày 31/5, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2020. Ông Donahoe cho biết công ty dự định tiếp tục đầu tư vào thị trường này. Nhờ các thông tin trên, cổ phiếu Nike bật tăng 15,53%, lên mức cao nhất mọi thời đại trong phiên giao dịch hôm qua (25/6).
Một cửa hàng của Nike ở Trung Quốc. Ảnh: Reuters.
Vào tháng 3, truyền thông nhà nước Trung Quốc đă lan truyền một tuyên bố được đưa ra trước đó một tháng của Nike rằng hăng bày tỏ lo ngại về các báo cáo lao động ở Tân Cương. Chính quyền đánh giá, các công ty quyết định không thu mua bông Tân Cương là một nỗ lực phá hoại nền kinh tế của nước này.
Sự việc khiến Nike vấp phải phản ứng dữ dội của người tiêu dùng, Ngôi sao nhạc pop và đại sứ thương hiệu của Nike lúc đó là Vương Nhất Bác tuyên bố cắt đứt quan hệ. Đầu tháng 4, cổ phiếu của các thương hiệu đồ thể thao nội địa như Li Ning và Anta Sports tăng cao khi khách hàng tiếp tục bất b́nh với các thương hiệu phương Tây.
Các công ty Mỹ đang ngày càng bị giám sát hoạt động chặt chẽ hơn ở Trung Quốc. New York Times tháng trước đưa tin, Apple đă phải từ bỏ một số chính sách bảo mật ở Trung Quốc v́ chúng không được phép.