Máy bay tự sát Oka đủ sức xuyên thủng mọi lớp pḥng thủ của tàu chiến Đồng minh, nhưng không thể giúp Nhật thay đổi kết cục chiến tranh.
Tấn công tự sát (kamikaze) là chiến thuật được Nhật Bản xây dựng để tiêu diệt các tàu chiến và gây sợ hăi cho lực lượng Đồng minh trên Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, ư tưởng về đ̣n đánh tự sát đă được một phi công vận tải cơ Nhật Bản đề ra vào tháng 8/1944, hai tháng trước khi các cuộc tấn công kamikaze đầu tiên được thực hiện trong trận đánh ở Vịnh Leyte.
Máy bay chuyên tung đ̣n tấn công tự sát này được định danh là MXY-7 Oka. Về mặt kỹ thuật, Oka là máy bay, nhưng thực tế giống một tên lửa có người lái. Phiên bản Type 11 hoàn chỉnh có khối lượng 2,1 tấn, trong đó gần 1,2 tấn là thuốc nổ mạnh, c̣n lại là khung thân, mũi xuyên giáp và ba động cơ tên lửa.
Phiên bản tăng tầm của máy bay tự sát Oka được trưng bày tại Mỹ. Ảnh: Wikipedia.
Oka thường được oanh tạc cơ hạng trung Mitsubishi G4M đưa đến điểm phóng cách mục tiêu khoảng 37 km. Phi công tung đ̣n tấn công tự sát sẽ chui vào buồng lái máy bay Oka và thắt đai cố định, trong khi phi hành đoàn oanh tạc cơ chuẩn bị quy tŕnh phóng.
Sau khi tách khỏi phi cơ mẹ, Oka sẽ lướt tới mục tiêu bằng quán tính. Phi công sẽ kích hoạt động cơ ở khoảng cách gần để tăng tốc và lao thẳng vào mục tiêu với tốc độ 926 km/h. Tốc độ này cùng phần mũi được gia cố cho phép Oka xuyên thủng mọi lớp giáp tàu chiến và kích hoạt khối thuốc nổ khi đă ở trong thân tàu. Đối phương rất khó bắn hạ nó bởi kích thước nhỏ và tốc độ tiếp cận vượt xa mọi máy bay vào thời điểm đó.
Máy bay Oka được coi là giải pháp khả thi nhằm đối phó các hạm đội phe Đồng minh, nhưng cũng tồn tại hàng loạt nhược điểm khiến nó không đạt được hiệu suất chiến đấu như mong muốn. Tốc độ cao và cánh lái nhỏ khiến loại máy bay này rất khó điều khiển, nhiều trường hợp Oka đánh trượt mục tiêu dù đă vượt qua toàn bộ lưới pḥng thủ đối phương.
Oanh tạc cơ Mitsubishi G4M cũng phải đánh đổi khả năng cơ động, tầm hoạt động và tốc độ để mang được những máy bay Oka tương đối nặng nề. Phi công oanh tạc cơ cũng có xu hướng thả phi cơ Oka để né tránh đối phương khi bị tập kích, điều này lại dẫn tới một vấn đề khác.
Các phi công Oka thường được lệnh chui vào máy bay tự sát từ sớm để sẵn sàng triển khai khi thực hiện những lộ tŕnh nguy hiểm. Do đó, khi bị máy bay mẹ thả ra ngoài cách mục tiêu quá xa, họ chỉ c̣n cách đâm xuống biển, lăng phí cả phi cơ lẫn sinh mạng phi công.
Nhật Bản sản xuất tổng cộng 850 máy bay Oka nhưng chỉ đánh ch́m một chiến hạm Đồng minh và khiến 6 tàu hư hại. Các biến thể sau đó được trang bị động cơ phản lực với tầm bay tới 130 km và có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng với tàu chiến Đồng minh, nhưng không chiếc nào được đưa vào chiến đấu trước khi Thế chiến II kết thúc.
Sau cuộc chiến, hàng loạt máy bay Oka được lưu giữ tại các bảo tàng, trong đó có một chiếc phiên bản tăng tầm được trưng bày tại Mỹ.