Căng thẳng tột độ với Trung Quốc, Litva quyết tiến bước nữa khi nước này đă triệu hồi đại sứ của ḿnh tại Trung Quốc "ngay sau khi đại sứ hoàn thành thời gian cách ly", sau khi Bắc Kinh cho rằng điều này vi phạm chính sách "Một Trung Quốc" và cũng yêu cầu Vilnius triệu hồi đại sứ của nước ḿnh về khi Đài Loan có văn pḥng đại diện ngoại giao tại Litva nhưng được đặt dưới tên là Đài Bắc.
Hôm 10/8, Trung Quốc đă triệu hồi đại sứ của họ tại quốc gia Baltic sau khi nước này cho phép Đài Loan mở Văn pḥng đại diện chính thức mang tên Đài Loan tại đây. Trước đó, Đài Loan có văn pḥng đại diện ngoại giao tại Litva nhưng được đặt dưới tên là Đài Bắc. Bắc Kinh cho rằng điều này vi phạm chính sách "Một Trung Quốc" và cũng yêu cầu Vilnius triệu hồi đại sứ của nước ḿnh về.
LITVA TIẾN BƯỚC NỮA
Nguồn tin của SCMP xác nhận rằng Litva sẽ làm như vậy. Đại sứ Diana Mickeviciene được cho là đă bắt đầu thời gian cách ly vào sáng hôm 10/8, trước khi Bắc Kinh yêu cầu Litva triệu hồi bà. Căng thẳng ngoại giao đă đánh dấu sự leo thang mới nhất trong quan hệ hai nước vốn đă phức tạp khi Litva được cho là người chỉ trích Bắc Kinh mạnh mẽ nhất trong Liên minh Châu Âu (EU).

Diana Mickeviciene, đại sứ Litva tại Trung Quốc, hiện đang bị cách ly sau khi vừa trở lại Bắc Kinh. Ảnh: Simon Song/SCMP
Hành động đáp trả lại việc Litva cho phép mở văn pḥng đại diện của Đài Loan của Trung Quốc được đánh giá là để "gửi tín hiệu" tới các quốc gia khác đang có ư định làm theo.
Các nhà quan sát Trung Quốc cho biết phản ứng mạnh mẽ đối với quyết định của Litva cho phép Đài Loan mở Văn pḥng đại diện thực tế là bởi lo ngại sâu sắc rằng sẽ có nhiều quốc gia đi theo nước này, gây ra hiệu ứng domino ở châu Âu.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc triệu hồi đại sứ từ một nước thành viên EU kể từ khi khối này được thành lập vào năm 1993. Nhưng giới quan sát cho rằng lần này Bắc Kinh có thể không đạt được kết quả như mong muốn.
Vài giờ sau tuyên bố triệu hồi của Bắc Kinh, Tổng thống Litva Gitanas Nauseda đă nói rằng, với tư cách là một quốc gia có chủ quyền, Litva sẽ tự quyết định chính sách đối ngoại của ḿnh và kêu gọi Bắc Kinh thay đổi quyết định.
BẮC KINH KHÔNG MẶC CẢ
Giáo sư Zhu Songling tại Viện Nghiên cứu Đài Loan tại Đại học Bắc Kinh cho biết, việc cho phép một văn pḥng đại diện sử dụng tên Đài Loan được hiểu là sự ủng hộ ḥn đảo và chắc chắn sẽ khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Litva đang cố gắng làm hài ḷng cả hai bên, nhưng điều này là không chấp nhận được đối với Bắc Kinh.
"Hành động của Litva phải được chặn lại, nếu không sẽ có nhiều các quốc gia phương Tây khác làm theo, như hiệu ứng domino. Và đối với Trung Quốc [về việc phản ứng lại với Litva] sẽ không có mặc cả ǵ ở đây."
Chuyên gia Quan hệ Quốc tế Pang Zhongying tại Đại học Hải dương Trung Quốc ở Thanh Đảo cho rằng Bắc Kinh có lư do để lo lắng. Vào tháng 2, Litva đă từ chối lời mời của Bắc Kinh tham dự hội nghị thượng đỉnh của Chủ tịch Tập Cận B́nh với 17 quốc gia Trung và Đông Âu.
Vào tháng 5, nước này đă trở thành quốc gia đầu tiên rút khỏi nhóm "17+1" gồm các nước Trung và Đông Âu và Trung Quốc, với lư do những hứa hẹn về kinh tế giữa các bên chưa thực hiện được.

Một hội nghị của nhóm 17+1 tại Litva năm 2019
Ông Pang cho rằng: "Đây là lời nhắn [của Bắc Kinh] cho các quốc gia khác rằng nếu họ thúc đẩy mối quan hệ với Đài Loan như Litva th́ sẽ phải nhận hậu quả."
1 LỐI THOÁT ĐỂ NGỎ
Giáo sư Zhu chỉ ra rằng, bằng cách triệu hồi đại sứ thay v́ cắt đứt quan hệ ngoại gia, Bắc Kinh đang "để lại một số không gian đệm cho các diễn biến chính trị ở Litva và để các chính trị gia của nước này có thể thảo luận về quan hệ đối với Bắc Kinh. Nhưng đối với vấn đề Đài Loan, Trung Quốc sẽ không thỏa hiệp."
Những vấn đề c̣n băn khoăn vẫn là liệu các biện pháp mạnh của Bắc Kinh sẽ hiệu quả hay phản tác dụng. Ông Pang nói: "EU cần phải hành động và điều này có thể khiến các quốc gia trước đó c̣n ngần ngại về vấn đề Đài Loan sẽ mạnh dạn tiến thêm bước nữa."