Theo như yêu cầu của đa số mọi người nên cần am tường và thấu hiểu về luật Di Trú Hoa Kỳ, v́ vậy được Luật Sư Darren Nguyễn Ngọc Chương của Tổ Hợp Luật Sư Nguyễn & Lưu, www.NguyenLuu.com, phụ trách mục “T́m Hiểu Luật Di Trú,” là người Việt Nam đầu tiên và duy nhất tại Orange County, California, được Luật Sư Đoàn Tiểu Bang California công nhận chuyên môn về ngành Luật Di Trú Hoa Kỳ giải đáp dưới đây.
Du lịch Arches National Park ở tiểu bang Utah. (H́nh minh họa: Dino Reichmuth/Unsplash)
*Hỏi: Tôi sang Hoa Kỳ theo diện du lịch. Có một công ty muốn bảo lănh tôi để tôi ở lại làm việc cho họ. Tôi nghe nói có chương tŕnh bảo lănh nhân viên theo diện EB3. Như vậy công ty đó có thể bảo lănh cho tôi theo diện EB3 được không?
-Đáp: Diện EB3 là viết tắt của Employment Based 3rd Preference (tạm dịch là Diện Bảo Lănh Nghề Nghiệp Ưu Tiên 3).
Để được bảo lănh công nhân ở nước ngoài vào làm việc ở Hoa Kỳ theo diện EB3, cơ sở thương mại phải nộp đơn với Bộ Lao Động Hoa Kỳ và chứng minh rằng Hoa Kỳ không có nhân viên đủ khả năng và sẵn sàng làm công việc đó, và sự làm việc đó sẽ không ảnh hưởng lương hướng và t́nh trạng làm việc của công nhân Hoa Kỳ.
Sau khi hồ sơ bảo lănh được chấp thuận, 1) hồ sơ sẽ được chuyển qua National Visa Center (NVC) (tức là Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia) để thu thập những chi phí chiếu khán, tài liệu cần thiết, và đơn xin chiếu khán; hoặc 2) người bảo lănh có thể làm đơn xin thẻ xanh tại Hoa Kỳ.
Theo luật di trú, đương đơn phải ở trong t́nh trạng di trú hợp pháp th́ mới được làm đơn thay đổi t́nh trạng di trú tại Hoa Kỳ.
Vấn đề phức tạp là khi một người được nhập cảnh Hoa Kỳ theo diện du lịch, thời gian được nhập cảnh là sáu tháng. Hồ sơ bảo lănh trung b́nh phải hơn sáu tháng. Nếu đương sự không giữ t́nh trạng di trú hợp pháp ở Hoa Kỳ th́ đương sự sẽ không được nộp đơn xin thẻ xanh tại Hoa Kỳ.
Trong lúc chờ đợi hồ sơ bảo lănh, đương sự không được bất cứ quyền lợi di trú nào hết. Nghĩa là nếu hồ sơ bảo lănh kéo dài 1-2 năm không có nghĩa là đương sự được quyền ở Hoa Kỳ hợp pháp để đợi hồ sơ bảo lănh được giải quyết trong 1-2 năm đó.
Để tóm tắt, đương sự phải giữ t́nh trạng di trú hợp lệ tới khi nào đủ điều kiện để xin thẻ xanh.
*Hỏi: Tôi bảo lănh cho con tôi và con tôi có tiền án. Hồ sơ c̣n hai năm nữa là được đáo hạn. V́ không muốn bị chậm trễ, con tôi có thể làm đơn xin miễn cấm nhập cảnh trước khi phỏng vấn được không?
-Đáp: Trong trường hợp đương đơn xin thị thực di dân Hoa Kỳ, Ṭa Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ là cơ quan quyết định đương đơn bị cấm nhập cảnh hay không. Khi bị Ṭa Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ quyết định đương đơn bị cấm nhập cảnh v́ có tiền án th́ đương đơn phải nộp đơn I-601 cho Sở Di Trú USCIS để xin miễn cấm nhập cảnh. Khi đơn I-601 được Sở Di Trú USCIS chấp thuận th́ Ṭa Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ mới cấp thị thực di dân cho đương đơn.
V́ phải bị quyết định cấm nhập cảnh th́ mới được nộp đơn I-601 để xin miễn cho nên đương đơn không thể nộp đơn xin miễn cấm nhập trước khi được Ṭa Tổng Lănh Sự phỏng vấn. Ṭa Tổng Lănh Sự Hoa Kỳ và Sở Di Trú USCIS có thủ tục như vậy v́ có rất nhiều điều luật cấm nhập cảnh và tùy theo điều luật cấm nhập cảnh th́ đương đơn phải dùng điều luật nào, mẫu đơn nào, và điều kiện nào để xin miễn.
*Hỏi: Tôi là thường trú nhân. Tôi muốn đi Việt Nam khoảng một tháng tôi có cần reentry permit không? Nếu tôi muốn ở Việt Nam lâu hơn, tôi có cần reentry permit không?
-Đáp: Theo luật di trú, thường trú nhân nhập cảnh Hoa Kỳ được chia ra làm hai loại. Loại thứ nhất là “thường trú nhân trở về” (tức là returning LPR) và loại thứ hai là “thường trú nhân xin nhập cảnh.”
Sự khác biệt của hai loại là “thường trú nhân trở về” được coi là không cần xin phép nhập cảnh cho nên những điều luật cấm nhập cảnh không thể được áp dụng. Nhưng “thường trú nhân xin nhập cảnh” v́ đương đơn đang xin nhập cảnh, Sở Di Trú được quyền áp dụng những điều luật cấm nhập cảnh.
“Thường trú nhân xin nhập cảnh” là “thường trú nhân trở về” đă vi phạm một trong những trường hợp như: 1) Bỏ rơi sự thường trú của đương sự; 2) Đă vắng mặt ở Hoa Kỳ liên tục hơn 180 ngày; 3) Đă bị án những tội nêu trong phần 212(a)(2) của bộ luật di trú như: ăn cắp (theft), gian lận (fraud), bạo động trong gia đ́nh (domestic violence)…
Nếu đi Việt Nam khoảng một tháng th́ không cần phải có reentry permit. Nếu đi Việt Nam trên sáu tháng hoặc đi Việt Nam thường xuyên th́ nên có reentry permit. Nếu có tiền án th́ nên tham khảo luật sư thực thụ chuyên về luật di trú để tránh bị trục xuất khi trở lại Hoa Kỳ. [qd]