Răng chắc khỏe không chỉ giúp bạn tự tin trong giao tiếp mà nó c̣n ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác.
"Cái răng cái tóc là góc con người". Sức khỏe răng miệng có vai tṛ vô cùng quan trọng. Chỉ nhức răng một chút là việc ăn uống trở nên khó khăn, kéo theo thể trạng cũng có thể suy giảm. Càng có tuổi, răng càng yếu. Nước bọt của người già thường không đủ để tiêu diệt vi khuẩn, khiến bệnh răng miệng nghiêm trọng hơn và c̣n ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Rất nhiều người trẻ, dù chỉ mới 30 tuổi đă cảm thấy răng không c̣n tốt, thường xuyên ê buốt, có cảm giác lung lay, chảy máu chân răng. Lư do chủ yếu là chăm sóc răng miệng không tốt. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi về gia.
Để cải thiện sức khỏe răng miệng hay tuân thủ "6 không"
Không chải răng quá mạnh
Đánh răng là điều cần thiết nhưng không phải cứ đánh càng mạnh càng tốt, răng càng trắng sáng. Chúng ta chỉ cần chải nhẹ nhàng, đủ các mặt để loại bỏ hết các mảng bám thức ăn trên răng là đủ. Dùng lực mạnh quá có thể khiến lớp men răng bị tổn hại và gây tổn thương nướu.
Không dùng tăm xỉa răng
Sử dụng tăm xỉa răng là một thói quen nên bỏ. Dùng tăm có thể loại bỏ các mảnh vụn thức ăn mắc giữa các kẽ răng nhưng nó lại mài ṃn răng và gây chảy máu lợi. Theo thời gian, răng càng ngày sẽ càng bị hư hại.
Không nhai bằng một bên
Hàm trên và dưới đều tuân theo một quy luật nhất định để nghiền thức ăn. Nếu một bên hàm thường xuyên làm việc c̣n bên kia th́ không vận động, đường tâm của răng sẽ không c̣n thẳng hàng và khiến khuôn mặt bị lệch. Không sửa thói quen này kịp thời th́ hậu quả về sau sẽ nghiêm trọng.
Không nghiến răng khi ngủ
Nhiều người nghĩ rằng nghiến răng khi ngủ không nghiêm trọng. Tuy nhiên, duy tŕ thói quen này trong thời gian dài sẽ khiến các khuyết tật h́nh nêm trên răng xuất hiện, răng sẽ trở nên nhạy cảm, dễ đau buốt. Nghiến răng lâu ngày cũng khiến khuôn mặt to ra và rộng hơn, gây mất thẩm mỹ.
Không đánh răng ngay sau khi ăn
Sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn các thực phẩm có tính axit, men răng sẽ bị mềm hơn. Nếu đánh răng ngay, tác động lực của bàn chải có thể làm ảnh hưởng đến men răng.
Bạn nên súc miệng thật sạch rồi chờ khoảng 30 phút sau mới đi đánh răng.
Không ăn thức ăn cứng hoặc dùng răng mở nắp chai
Mên răng tuy cứng nhưng cũng không phải không thể phá vỡ. Việc thường xuyên ăn đồ ăn cứng sẽ khiến lớp men răng bị bào ṃn, làm cổ răng dễ bị mẻ. Dùng răng mở nắp chai khiến răng dễ bị găy.
"4 nên" giúp bảo vệ răng chắc khỏe
Đánh răng 2-3 lần/ngày
Bạn nên duy tŕ thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, sau các bữa ăn chính. Đây là việc quan trọng giúp loại bỏ thức ăn thừa bám trên răng, hạn chế h́nh thành cao răng, ngăn ngừa sâu răng, hôi miệng.
Sức miệng sau khi ăn
Sau khi ăn, bạn cũng nên súc miệng bằng nước sạch để giảm bớt các vụn thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, việc súc miệng sau khi ăn c̣n làm giảm tác động của axit lên răng, đưa độ pH trong miệng trở lại b́nh thường nhanh hơn.
Lấy cao răng định kỳ
Để tránh các bệnh răng miệng, bạn nên đi lấy cao răng khoảng 6 tháng một lần. Cao răng và mảng bám sẽ khiến răng bạn trông ố vàng và cực kỳ mất thẩm mỹ. Đến gặp nha sĩ là cách tốt nhất để loại bỏ chúng.
Kiểm tra răng định kỳ
Khám răng định kỳ giúp bạn phát hiện ra các bệnh răng miệng để điều trị kịp thời. Nha sĩ sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề như nghiến răng khi ngủ, điều trị sâu răng... Đặc biệt, nếu bạn mắc bệnh nha chu gây hôi miệng, chảy máu chân răng th́ càng phải điều trị sớm.