Công chúa nhà Thanh từng làm gián điệp cho Nhật. Con gái Thân vương nhà Thanh Yoshiko Kawashima, đến Nhật khi triều đại suy tàn và bà trở thành một phần kế hoạch kiểm soát Măn Châu của đế quốc Nhật.
Yoshiko Kawashima tên khai sinh là Ái Tân Giác La Hiển Dư, sinh vào khoảng năm 1907, là một trong 38 người con của Túc Trung Thân vương Thiện Kỳ nhà Thanh. Sau khi lật đổ nhà Minh vào thế kỷ 17, các hoàng đế Măn Châu đă trị v́ một quốc gia thịnh vượng hơn 200 năm. Tuy nhiên, vào thời điểm Hiển Dư ra đời, quyền lực nhà Thanh đang trên đà suy yếu.
Năm 1911, cuộc cách mạng do Tôn Trung Sơn lănh đạo đă lật đổ nhà Thanh và dẫn tới thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Hiển Dư được đưa đến Nhật Bản và sống tại Tokyo cùng Naniwa Kawashima, bạn của bố cô. Ái Tân Giác La Hiển Dư từ đó được đổi tên thành Yoshiko Kawashima.
Tại Nhật Bản, Kawashima có lối cư xử khá táo bạo. Công chúa lưu vong nhà Thanh thường cưỡi ngựa đến trường, mặc trang phục dành cho nam giới và cắt tóc ngắn, gây sốc với xă hội Nhật Bản nổi tiếng lịch sự và nhiều phép tắc. Những hành động này được cho là nỗ lực của Kawashima để thoát khỏi những người cầu hôn gần gũi với bố nuôi của cô.
Yoshiko Kawashima (giữa) cùng bố nuôi Naniwa Kawashima (dưới cùng) và ba con trai của ông. Ảnh: Wikimedia Commons.
Kawashima không muốn kết hôn. Thay vào đó, cô mơ ước trở thành người giống như Joan xứ Arc, nữ chiến binh Pháp trong Chiến tranh Trăm năm. Thời đi học, Kawashima từng nói với các bạn cùng lớp rằng: "Nếu có 3.000 quân, ḿnh sẽ chiếm lại Trung Quốc".
Những năm cuối thời thiếu niên, Kawashima lao vào một loạt quan hệ yêu đương. Để dẹp yên tai tiếng cho công chúa lưu vong, bố nuôi của Kawashima quyết định sắp xếp cuộc hôn nhân giữa cô với hoàng tử Mông Cổ Ganjuurjab, con trai một thủ lĩnh từng được Túc Trung Thân vương Thiện Kỳ hậu thuẫn.
Cuộc hôn nhân chỉ kéo dài hai năm. Kawashima ch́m đắm trong cuộc sống về đêm tại Tokyo, sau đó đến Thượng Hải. Tới năm 1931, công chúa nổi loạn 24 tuổi rơi vào cảnh không có gia đ́nh, bạn bè, tài chính hay triển vọng tương lai, trôi dạt khắp các vũ trường, quán bar và ṣng bạc.
Do thất nghiệp, Kawashima phải nghĩ cách kiếm tiền. Đó là khi cô nhận được cuộc gọi từ Đạo quân Quan Đông, lực lượng tinh nhuệ nhất của lục quân Nhật Bản.
Đạo quân Quan Đông từ lâu đă để mắt đến Măn Châu, coi khu vực này thuộc quyền sở hữu chính đáng của đế quốc Nhật. Năm 1931, binh sĩ Nhật được cho là đă đặt một quả bom bên dưới đường ray tàu hỏa ở ngoại ô thành phố Thẩm Dương, cáo buộc thủ phạm là người Trung Quốc để lấy cớ xâm lược vùng đông bắc nước này.
Dù giành quyền kiểm soát Măn Châu, Nhật Bản vẫn cần tạo dựng tính hợp pháp. Mối liên hệ của Kawashima với Mông Cổ và Măn Châu, cùng tính ham mạo hiểm và kỹ năng cải trang khiến cô trở thành mục tiêu tuyển mộ lư tưởng cho t́nh báo quân đội Nhật.
Kawashima cuối cùng quyết định làm việc cho tướng Kenji Doihara, người dựng lên ngành công nghiệp thuốc phiện gây ác mộng đối với người Măn Châu. Cô cũng là người thuyết phục Phổ Nghi, hoàng đế bị phế truất của nhà Thanh, trở thành người cai trị Măn Châu Quốc để tạo nên chính quyền bù nh́n do Nhật Bản kiểm soát. Nhờ vậy, Kawashima đă đạt mục tiêu đưa nhà Thanh trở lại ghế lănh đạo.
Ryukichi Tanaka, sĩ quan Nhật từng là người yêu của Kawashima trong nhiều năm, cho biết cô c̣n tiến hành kích động bạo lực tại Thượng Hải. Theo lời kể của Tanaka, vào mùa đông năm 1932, Kawashima đă đi khắp thành phố, trả tiền cho các công nhân để họ tổ chức những cuộc bạo động và ẩu đả. T́nh huống này tạo thêm cớ cho quân Nhật củng cố vị thế tại Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian này, Kawashima bắt đầu dẫn dắt một nhóm kỵ binh để trấn áp lực lượng kháng chiến của Trung Quốc. Giới chức Nhật cũng muốn cô phụ trách quan hệ công chúng. Năm 1933, tiểu thuyết nổi tiếng có tên "Người đẹp mặc đồ nam" viết về Kawashima được xuất bản, bao gồm những chi tiết hư cấu hóa, khiến sự thật về các hoạt động của Kawashima trở nên mù mờ.
Trong một dịp trở lại Nhật, Kawashima được mời đến các chương tŕnh radio, thậm chí phát hành một album nhạc dân ca Mông Cổ. Những điều này, kết hợp với vị trí chỉ huy lực lượng gồm khoảng 5.000 lính bảo vệ Vua Phổ Nghi, giúp cô trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản.
Kawashima nỗ lực duy tŕ cả hai h́nh tượng công chúa triều Thanh và người hùng của Nhật. "Với tư cách chỉ huy, tôi từng nhiều lần mạo hiểm lao vào làn đạn và có ba vết đạn trên người. Nhưng khi ngẫm nghĩ, tôi thấy rằng dù là bạn hay thù, tất cả chúng ta đều là anh em", cô giải thích.
Yoshiko Kawashima, con gái Túc Trung Thân vương Thiện Kỳ của nhà Thanh. Ảnh: Wikimedia Commons.
Đến năm 1940, h́nh ảnh công chúa Măn Châu cưỡi ngựa không c̣n xuất hiện. Quân đội Nhật chán ngấy Kawashima. Cô hành động quá lộ liễu nên không c̣n là gián điệp hữu ích. Cô luôn làm theo ư ḿnh và không chắc sẽ giữ im lặng khi cần thiết.
Kawashima lúc đó nghiện thuốc phiện và mắc bệnh giang mai, nên đă cố gắng tống tiền những người Trung Quốc giàu có. Tướng Hayao Tada, người t́nh tin đồn của Kawashima, thậm chí được cho là từng định giết cô, nhưng cuối cùng chuyển cô về Nhật quản thúc tại gia.
Năm 1941, Kawashima trở nên kiệt quệ và đơn độc. Cô quyết định đến Bắc Kinh, khi đó bị Nhật chiếm đóng, và ở lại đến hết Thế chiến II.
Tháng 8/1945, quân Liên Xô tiến vào Măn Châu Quốc, bắt Phổ Nghi và chấm dứt quyền kiểm soát của Nhật Bản. Ngày 10/10/1945, quân đội Trung Quốc tái chiếm Bắc Kinh. Một ngày sau, Kawashima bị bắt.
Kawashima bị buộc tội phản quốc và phản bội dân tộc. Khi các thẩm phán thiếu bằng chứng, họ dẫn lại các chi tiết trong cuốn tiểu thuyết và những bài báo từng giúp Kawashima nổi tiếng suốt nhiều năm.
"Cả cuộc đời tôi được dựng lên từ những tin đồn sai sự thật. Tôi sẽ chết v́ chúng", Kawashima nói từ nhà tù. Sau thời kỳ cai trị tàn bạo của đế quốc Nhật, người dân Trung Quốc phẫn nộ đă đề nghị án tử h́nh cho Kawashima.
Ngày 25/3/1948, Yoshiko Kawashima bị áp giải tới sân nhà tù và bị hành quyết bằng một phát súng.
VietBF@ sưu tập