Lịch sử Việt Nam ghi danh nhiều người thầy vĩ đại. Họ không những có tài mà đặc biệt có tâm.
Chu Văn An (1292 – 1370)
Chu Văn An là một trong những người thầy lỗi lạc mà nhân dân đời đời ngưỡng mộ. Ông có công lớn trong việc xây dựng Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ông cũng là người thầy dậy dỗ vua Trần Hiểu Tông và đào tạo ra những vị quan có tài cho triều đ́nh nhà Trần.
Khi c̣n là người đứng đầu Quốc Tử Giám, thầy Chu Văn An có nhiều đóng góp trong việc hoàn thiện chương tŕnh truyền dạy tư tưởng Nho giáo vào Việt Nam.
Ông được coi là người thầy chuẩn mực, được người đời thán phục v́ phẩm chất thanh cao cũng như tài năng nỗi lạc của ḿnh.
Sự liêm khiết, chính trực và công tâm của thầy giáo Chu Văn An cũng nhắc nhở những thế hệ nhà giáo luôn v́ sự tiến bộ của giáo dục, sự nâng cao dân trí mà không ngừng phấn đấu để làm phong phú và dồi dào nguồn nguyên khí quốc gia.
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)
Không chỉ là một danh nhân văn hóa, một nhà thơ lớn, một bậc hiền triết, một nhà tiên tri đại tài mà Nguyễn Bỉnh Khiêm c̣n là một nhà giáo vĩ đại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm thi đỗ Giải Nguyên đời nhà Mạc (1527 – 1592). Ông làm quan được 8 năm, sau đó v́ dâng sớ hạch tội 18 lộng thần nhưng không được vua nghe nên ông xin cáo quan về ở ẩn lập Am gọi Bạc Vân Am và hiệu Bạc Vân Cư Sĩ mở trường dạy học.
Hơn 40 năm lui về Bạch Vân am dạy học là hơn 40 năm thầy dồn hết tâm huyết đào tạo nhiều tri thức lớn cho đất nước. Danh tiếng và tài năng của thầy và trường Bạch vân bên ḍng Tuyết Giang vang dội khắp nơi. Thầy được các môn sinh tôn là “Tuyết Giang phu tử” – Một danh xưng tôn kính cho những bậc sư biểu đức độ.
Học tṛ của thầy có những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan,
Lê Quư Đôn (1726 – 1784)
Lê Quư Đôn sinh trưởng trong một gia đ́nh khoa bảng. Từ nhỏ thầy đă nổi tiếng thông minh, chăm học. Năm 14 tuổi, thầy theo cha lên học ở kinh đô Thăng Long. Lúc ấy thầy đă học xong toàn bộ sách kinh, sử của Nho gia. 18 tuổi, thầy thi Hương đỗ Giải Nguyên. 27 tuổi đỗ Hội Nguyên, rồi đỗ Đ́nh Nguyên Bảng nhăn.
Người đương thời khuyên nhau "Thiên hạ vô tri vấn Bảng Đôn", tức là thiên hạ có điều ǵ không biết th́ cứ đến hỏi Lê Quư Đôn. Họ thường gọi ông là "túi khôn của thời đại", nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến.
Thầy Lê Quư Đôn không chỉ là một nhà bác học mà c̣n là người thầy xuất sắc ở nước ta hồi thế kỷ XVIII. Thầy từng mở trường dạy học, phụ trách các kỳ thi, lo lắng quan tâm tới việc đào tạo và tuyển dụng các nhân tài. H́nh ảnh thầy Lê Quư Đôn tận tụy truyền dạy phương pháp học tập tiến bộ và kiến thức cho học tṛ đă là tấm gương sáng cho nhiều thế hệ noi theo.
VietBF@sưu tập