Bashkirova cải trang thành nam giới để gia nhập quân đội Nga, lập chiến công trước khi bại lộ thân phận, nhưng vẫn t́m cách quay lại chiến trường.
Khi Thế chiến I bùng nổ, Kira Bashkirova, sinh ngày 13/3/1898, mới là một thiếu nữ 16 tuổi sống tại Vilno, nay là thủ đô Vilnius của Litva. Bashkirova ghi danh vào một học viện phụ nữ địa phương, song quyết định bỏ học khi biết ḿnh sẽ không bao giờ được phép ra mặt trận.
Sau khi bán một phần tài sản cá nhân, Bashkirova đủ tiền mua một bộ quân phục. Cô cắt tóc, lấy thẻ sinh viên của người anh họ Nikolay Popov và lên đường tới thành phố Lodz, nơi trung đoàn bộ binh số 88 Petrovsky của Nga đóng quân. Bashkirova xin ṭng quân và được trung đoàn này cho nhập ngũ với tư cách lính t́nh nguyện.
Dưới cái tên Nikolay, Bashkirova chiến đấu anh dũng và thường xuyên tham gia các nhiệm vụ do thám. Trong một trận đánh ban đêm, khi đồng đội bị thương và không thể hỗ trợ, Bashkirova vẫn có thể khống chế và bắt sống một binh sĩ đối phương. Bashkirova được trao huân chương Thập tự Thánh Georgy hạng 4 v́ chiến công này.
Kira Bashkirova trong quân phục Nga thời Thế chiến I. Ảnh: RBTH.
Bashkirova trong thời gian dài cố gắng che giấu thân phận của ḿnh bằng cách tắm riêng và học cách nói bằng giọng nam. Trong thư gửi gia đ́nh, Bashkirova tiết lộ mọi chuyện với người thân và họ không c̣n cách nào khác là chấp nhận lựa chọn của cô.
Tuy nhiên, mọi chuyện vỡ lở khi Bashkirova phải nhập viện khi bị bệnh nặng. Các chỉ huy của Bashkirova khi đó bị sốc và lệnh đưa cô về hậu phương. Tuy nhiên, họ không tước huân chương của Bashkirova và thậm chí c̣n gửi cho cô thư cảm ơn v́ thời gian phục vụ.
Bashkirova không dễ dàng bỏ cuộc. "Người phụ nữ trẻ dũng cảm ấy không về nhà mà một lần nữa đóng giả làm Nikolay Popov để nộp đơn làm lính t́nh nguyện cho một đơn vị mới, nơi bà bị thương trong giao tranh với kẻ thù và được đưa vào bệnh viện", tờ Zadushevnoe Pismo năm 1915 viết về chiến tích của Bashkirova.
Sau khi lộ thân phận là một phụ nữ và lại được đưa về nhà, Bashkirova gửi yêu cầu ra chiến trường với tên thật. Yêu cầu này được chấp thuận và Bashkirova phục vụ trong trung đoàn bộ binh Siberia số 30 tới tháng 10/1917.
Thế chiến I kết thúc, Bashkirova tập trung vào công việc chăm sóc trẻ mồ côi và thành lập một trại trẻ mồ côi ở Poltava, Ukraine. Năm 1924, cô kết hôn với nhà vi khuẩn học Georgy Lopatin và đổi sang tên Kira Lopatina.
Kira Bashkirova trong quân phục Nga thời Thế chiến I. Ảnh: RBTH.
Khi Đức Quốc xă tấn công Liên Xô vào mùa hè năm 1941, Lopatina một lần nữa tham gia quân đội. Khi đó Lopatina 43 tuổi và có hai con nên không tham gia chiến trận xông xáo như thời trẻ, mà làm y tá cao cấp tại bệnh viện quân y Murmansk.
Lopatina chịu trách nhiệm chăm sóc thương binh và thường xuyên nhận những ca nặng nhất. Lopatina thường hỗ trợ các bác sĩ trong những ca phẫu thuật giữa lúc không quân Đức không kích.
Bà được trao tặng Huân chương V́ sự nghiệp chiến đấu và Huân chương V́ sự nghiệp bảo vệ Zapolyarye. Lopatina mất tháng 7/1987, thọ 89 tuổi, được an táng tại nghĩa trang Vagankovskoye ở thủ đô Moskva.