Đu đủ là một loại trái cây quen thuộc, không chỉ được sử dụng làm thực phẩm, đu đủ c̣n được sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, 'siêu thực phẩm' này không an toàn cho tất cả mọi người.
1. Thành phần dinh dưỡng của đu đủ
Đu đủ được coi là một trong những loại trái cây lành mạnh nhất, chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Một quả đu đủ nhỏ (khoảng 150g) có thể cung cấp:
Calo 59
Protein 1g
Carbohydrate 15g
Chất xơ 3g
Kali 11% nhu cầu dinh dưỡng cần trong 1 ngày (RDI)
Vitamin B9 14% RDI
Vitamin A 33% RDI
Ngoài ra, đu đủ c̣n chứa vitamin B1, B3, B5, K, E, carotenoids, enzyme papain, quercetin, flavonoid, zeaxanthin… Đặc biệt trong đu đủ lượng beta caroten, một tiền chất của vitamin A nhiều hơn trong các rau quả khác.
Khi chín, quả đu đủ có chứa 90% nước, 13% đường, không có tinh bột, nhiều caretenoid acid hữu cơ và các chất đạm chống ôxy hóa nên có tác dụng tốt cho hệ thống tim mạch, có thể ngăn ngừa bệnh ung thư kết tràng.
2. Những người không nên ăn nhiều đu đủ2.1 Phụ nữ mang thai
Đu đủ, đặc biệt là đu đủ xanh, khi ăn quá nhiều có thể gây sảy thai ngoài ư muốn. Đu đủ sống có rất nhiều mủ, là nguyên nhân có thể kích hoạt các cơn co thắt tử cung, do đó có thể dẫn đến sảy thai. Nhưng nếu chỉ ăn một lượng đu đủ vừa phải th́ có thể không gây hại ǵ đối với sức khỏe. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, phụ nữ mang thai không nên ăn đu đủ xanh.
2.2 Người bệnh suy gan không nên ăn đu đủ
Người bệnh suy gan thường xuyên phải sử dụng nhiều loại thuốc điều trị. Đu đủ có tác dụng giúp phục hồi sau các tác động độc hại trên gan và giảm tổn thương cho cơ quan này. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đăng tải trên Healthline cũng đă đề cập rằng, lá đu đủ có thể làm tăng nồng độ men GGT, ALP và bilirubin thường chỉ ra các bệnh gan đang hoạt động do xuất huyết và viêm. V́ vậy, tốt nhất những người bị suy gan nên tránh hoặc giảm ăn đu đủ. Nếu muốn ăn, cần tham khảo ư kiến bác sĩ điều trị.
2.3 Những người có nhịp tim không đều
Những người có t́nh trạng nhịp tim không đều có thể bị trầm trọng hơn t́nh trạng bệnh nếu ăn đu đủ. Một nghiên cứu đă chỉ ra rằng, đu đủ có chứa một lượng thấp cyanogenic glycoside, một loại axit amin có thể tạo ra hydrogen cyanide trong hệ tiêu hóa của con người. Mặc dù một lượng nhỏ hợp chất này không có khả năng gây hại cho những người mắc bệnh tim. Nhưng nếu ăn quá nhiều th́ có thể gây hại.
2.4 Người bị suy giáp
Cyanogenic glycoside có trong đu đủ không chỉ ảnh hưởng đến nhịp tim mà c̣n có thể cản trở quá tŕnh tổng hợp và chuyển hóa iốt trong cơ thể và gây ra các triệu chứng trầm trọng hơn ở những người bị suy giáp. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những người ăn quá nhiều đu đủ.
2.5 Những người bị dị ứng
Những người bị rối loạn hô hấp như hen suyễn, hoặc bất kỳ trường hợp dị ứng nào, hăy cẩn thận khi ăn đu đủ. Đôi khi phấn hoa có thể dính lên vỏ đu đủ nên khi gọt đu đủ cần đeo găng tay. Vứt vỏ và găng tay vào thùng rác ngay sau khi gọt xong.
Dị ứng đu đủ thường có các triệu chứng sau: sưng miệng, ngứa xung quanh mặt và cổ họng, phát ban trên lưỡi, chóng mặt, nhức đầu, đau bụng, khó thở và khó nuốt.
Là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng những người bị dị ứng, sỏi thận... không nên ăn quá nhiều đu đủ.
2.6 Người bị sỏi thận
Đu đủ có rất nhiều vitamin C, trong 100g đu đủ chứa 60,9mg vitamin C. Đây là một chất chống ôxy hóa và đóng một vai tṛ quan trọng trong việc duy tŕ sự mạnh mẽ của hệ thống miễn dịch. Nhưng nếu bổ sung quá nhiều vitamin C có thể dẫn đến sự h́nh thành sỏi thận canxi oxalat hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đă mắc bệnh.
2.7 Những người tiêu hóa kém
Đu đủ là một chất nhuận tràng tuyệt vời và là một nguồn giàu chất xơ rất tốt cho sức khỏe đường tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể có tác động xấu đến dạ dày. Lúc này, thay v́ điều trị các vấn đề về dạ dày như táo bón và khó tiêu, nó có thể dẫn đến tiêu chảy và đầy hơi.
2.8 Người bị hạ đường huyết
Những người bị hạ đường huyết hoặc lượng đường trong máu thấp nên tránh ăn đu đủ. Bởi ăn quá nhiều có thể dẫn đến các triệu chứng như run rẩy và tim đập nhanh.