Chỉ một câu nói nhưng đã đủ cho thấy sự khốc liệt của chốn hoàng cung thời xưa.
Hình minh họa. Ảnh: Sina
Từ thời cổ đại, những đứa trẻ sinh ra trong hoàng cung vốn đã được định sẵn số phận không có tự do. Xuất thân từ hoàng thất, các công chúa và hoàng tử khi chào đời đã định sẵn cuộc đời có nhiều toan tính. Có thể nói, cuộc đấu để tranh giành vương quyền trong xã hội xưa vô cùng khốc liệt.
Tống Hiếu Vũ Đế Lưu Tuấn là hoàng đế thứ năm của triều đại Lưu Tống. Sinh thời, ông đã làm nhiều việc gây tranh cãi. Tiêu biểu là dù hậu cung hơn ba vạn mỹ nữ, nhưng Lưu Tuấn lại đem lòng yêu em họ của mình. Ông đã bỏ qua sự phản đối của thừa tướng triều đình, phong em họ làm vợ lẽ.
Một năm sau, người vợ này của Tống Hiếu Vũ Đế sinh cho ông đứa con trai thứ tám của mình, ông đặt tên là Lưu Tử Loan. Khi Lưu Tử Loan mới 5 tuổi, cậu đã được phong làm Tương Dương Vương. Việc làm này của nhà vua bị nhiều quan lại phản đối. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc người con thứ tám của Lưu Tuấn sau này bị chính anh trai mình giết hại.
Không dừng lại ở đó, Lưu Tuấn muốn phong Lưu Tử Loan làm hoàng tử nhưng bị các quan can ngan. Cho đến khi Tống Hiếu Vũ Đế qua đời vào năm 464, Lưu Tử Loan vẫn chưa trở thành hoàng tử.
Theo hệ thống kế vị con trai cả của hoàng gia, con trai cả của Lưu Tuấn là Lưu Tử Nghiệp được thừa kế ngai vàng. Trong suốt thời gian ở trong cung. Lưu Tử Nghiệp nhìn thấy các hoàng đệ được vua cha yêu chiều thì nảy sinh lòng đố kỵ.
Tống Hiếu Vũ Đế. Hình ảnh: Kknews
Vì vậy, khi trở thành hoàng đế, người đầu tiên Lưu Tử Nghiệp muốn loại bỏ Lưu Tử Loan. Những hoàng tử khác được hoàng đế sủng ái ngày thường đều bị Lưu Tử Nghiệp giết bằng nhiều cách khác nhau.
Khi đó, Lưu Tử Loan rất bình tĩnh so với những người khác. Có lẽ vì cậu đã dự đoán rằng cuộc đời của mình sắp kết thúc. Khi bị kết án tử hình, Lưu Tử Loan mới chỉ lên 9. Trước khi bị hành hình, cậu chỉ chỉ lạnh lùng nói: "Nguyện lai thân bất phục sinh đế vương gia" (Nếu có kiếp sau ta mong sẽ không phải sinh ra trong hoàng quyền).
Ý nghĩa 9 từ của câu này rất đơn giản và rõ ràng, đó là mong ước bản thân có thể được sinh ra trong một gia đình bình thường và sống một cuộc sống bình thường ở kiếp sau. Câu nói chua xót này không ngờ đã được lưu truyền ở Trung Quốc hàng nghìn năm.
Thực tế, ở Trung Quốc thời bấy giờ, đây là một cuộc chiến tranh giành ngai vàng bình thường. Mỗi vị hoàng tử đều phải gánh vác những sứ mệnh và trọng trách riêng, việc "huynh đệ tương tàn" cũng không có gì lạ.
Cho dù hôm đó Lưu Tử Nghiệp không làm vua, thì cũng sẽ có một vị hoàng tử khác lên ngôi. Nhưng kết quả vẫn giống nhau, đó là dùng mọi cách để bảo vệ ngai vàng của mình. Điều này được đánh đổi bằng rất nhiều sinh mạng.
VietBF@sưu tập