Trong chương tŕnh CafeTalk số 07: Phá vỡ định kiến do CafeBiz thực hiện, ông Quảng dành nhiều thời gian để nói về Bphone và chiến lược để phá vỡ định kiến tồn tại nhiều năm trong tâm trí người tiêu dùng Việt.
"Trước kia làm phần mềm diệt virus, tôi đă hiểu tâm lư, thói quen h́nh thành trong người Việt Nam, rằng ḿnh là một nước nghèo nên mọi thứ phải rẻ. Khi một công ty Việt Nam tạo ra một sản phẩm nào đó th́ mọi người lại nói: Phải rẻ nhé! Phải rẻ nhé! Ngược lại, nếu bán giá đắt th́ sẽ bị chỉ trích là "hút máu", kiếm tiền. Nhưng thế là các bạn không hiểu về kinh doanh, "kinh doanh" ở đây là làm ra của cải cho xă hội.
Kinh doanh hay doanh nghiệp chỉ là một phương thức giúp làm việc tốt hơn thôi, có những người có nhu cầu mua sản phẩm giá rẻ, người muốn mua tầm trung hoặc cao cấp, th́ xă hội mới phát triển. Bây giờ ai cũng mua giá rẻ th́ ai là người bay bổng trong các sáng tạo, thậm chí chỉ để bán giá cao cho vài người dùng, nhưng về sau lại cải tiến để trở nên phổ biến. Không phải lúc nào rẻ cũng tốt, rẻ hạn chế rất nhiều sự sáng tạo. Tôi biết tâm lư của mọi người như vậy nhưng nếu ḿnh cứ chiều theo th́ ngành công nghệ của Việt Nam không bao giờ phát triển được, sẽ mắc bẫy giá rẻ.
Tôi làm sản phẩm cận cao cấp và ra mắt Bphone tại CES để phá vỡ định kiến trên", ông Quảng giải thích.
Theo nhà sáng lập Bkav, nếu bắt đầu từ phân khúc giá rẻ sẽ nảy sinh 2 vấn đề.
Thứ nhất, mọi người lại bảo rằng: "Ừ! Việt Nam chắc cũng chỉ làm được thế này thôi!" và rồi đánh giá năng lực của Việt Nam bằng một sản phẩm giá rẻ như vậy. Thứ hai, khi đă làm giá rẻ th́ sau đó không thể thay đổi sang phân khúc cao hơn được, phải liên tục phải cắt giảm cho rẻ nhất, dẫn đến không thể có công nghệ cạnh tranh ṣng phẳng với các ông lớn. Bên cạnh đó, c̣n v́ định kiến xă hội rất lớn. Những người mua sản phẩm giá rẻ thường có thu nhập chưa tốt. Vậy th́ sau đó, khi có nhiều tiền hơn, họ sẽ muốn mua những sản phẩm của hăng khác, thoát ra khỏi hăng giá rẻ.
Ông Quảng cho rằng đây là vấn đề mang tính quốc gia. Đơn cử như Ấn Độ, mọi thứ đều yêu cầu giá rất rẻ nên cuối cùng, họ làm outsource thành công nhưng làm sản phẩm không được.
Đó cũng là lư do chiếc điện thoại đầu tiên của Bkav ra đời - Bphone 1 thuộc phân khúc cận cao cấp và tham gia triển lăm điện tử CES nổi tiếng tại Mỹ vào năm 2015. "Nh́n vào đó, người ta thấy sẽ thấy rằng: "Ồ, Việt Nam có thể làm được như thế đấy", th́ c̣n cạnh tranh được với mấy ông lớn. Tôi ra mắt ở CES không phải chỉ cho oai, mà để khẳng định được rằng người Việt Nam có thể làm được và xuất hiện được ở những nơi như vậy, với những sản phẩm tương xứng".
Sau khi ra mắt sản phẩm cận cao cấp, bước tiếp theo của Bkav mới hướng đến phân khúc trung cấp, chính là ḍng Bphone A40, A50 và A60 vừa ra mắt cuối năm 2021. Đây là chiến lược đă được ông Quảng định ra từ 10 năm trước, ngay khi quyết định tham gia vào thị trường sản xuất smartphone, định vị cạnh tranh với tất cả các hăng, cao cấp, cận cao cấp, tầm trung hay giá rẻ cũng có.
Tuy nhiên, nhà sáng lập Bkav cũng thành thật rằng công ty vẫn đang trong quá tŕnh đầu tư, chi 1.000 tỷ đồng mà chưa thu về đồng nào.
"Chúng tôi thực sự thiếu tiền, tôi đă bỏ ra ngh́n tỷ đồng nhưng thực tế, ngh́n tỷ ở mảng này rất nhỏ bé. Cứ thử nh́n những công ty làm mảng này, ít nhất cũng phải có tỷ đô trong tay. Xiaomi làm giá rẻ thôi nhưng họ cũng có tỷ đô trong tay. Nhưng chúng tôi chỉ có ngh́n tỷ tiền Việt thôi mà đă làm được như này, đó là sự nỗ lực của cả đội ngũ,của con người Việt Nam. Nó không phải chỉ là vấn đề tiền bạc, mà phải bắt đầu từ công nghệ. Nếu chỉ cần bỏ ra tỷ đô là có thể làm được th́ tôi chắc là châu Âu họ đă bỏ ra để làm. Sau thời hoàng kim của Nokia th́ sau đó họ ko thể làm được, không c̣n đủ năng lượng để làm", ông Quảng bày tỏ.
|