Có thể thói quen xấu của chính mình đang dần làm hỏng điện thoại theo thời gian. Vì vậy hãy hiểu được nó để mà phòng tránh.
Mua cáp giá rẻ
Cách dễ làm điện thoại hỏng nhất chính là việc sử dụng cáp sạc rẻ tiền, không thương hiệu. Điều này không phải là các nhà sản xuất đáng tin cậy như Anker hoặc những nhà sản xuất đạt chứng nhạn Made for iPhone mà là các loại cáp USB không tên tuổi mà người dùng nhìn thấy với giá 1 USD ở các cửa hàng nhỏ lẻ.
Nhiều loại cáp trong số này có thể làm hỏng thiết bị vĩnh viễn, hoặc tệ hơn gây nguy cơ hỏa hoạn hoặc điện giật. Khoản tiết kiện không đáng là bao, do đó hãy mua một bộ sạc của thương hiệu nổi tiếng, sau đó chọn dây cáp có chất lượng. Ngay cả khi đảm bảo điều này, hãy sử dụng chúng một cách cẩn thận, tránh làm dây bên trong bị sờn bởi nó có thể gây ra nguy cơ hỏa hoạn. Hãy ngừng quấn dây cáp quá chặt và tránh kéo chúng ra khỏi bộ sạc mà hãy rút bộ sạc khỏi ổ cắm.
Không sử dụng vỏ
Nhiều người thích vẻ ngoài gọn hơn của một chiếc điện thoại, nhưng nó không đáng để mạo hiểm. Ngay cả những con chip và vết nứt nhỏ cũng làm hỏng tính toàn vẹn của cấu trúc và gây ra hư hỏng trên diện rộng. Chưa hết, những con chip nhỏ và vết nứt có thể phá hủy giá trị bán lại của điện thoại khi người dùng muốn nâng cấp.
Vì vậy, hãy giữ điện thoại trong một chiếc ốp lưng. Tốt nhất là một ốp lưng tốt bảo vệ các cạnh, kết hợp tấm bảo vệ màn hình cứng cáp. Các thương hiệu như Silk, Spigen, Speck và OtterBox là những lựa chọn tốt để bắt đầu cho việc mua vỏ bảo vệ chất lượng cao.
Còn nếu vẫn muốn sử dụng không có vỏ bảo vệ, hãy sẵn sàng tiền sửa chữa nếu có tai nạn xảy ra, và nếu nhận thấy những tai nạn đó xảy ra thường xuyên, hãy mua các gói bảo hiểm. Chúng có thể đắt tiền, nhưng nếu là một người vụng về và không sử dụng vỏ, chúng có thể rất đáng giá.
Tiêu hao pin quá thường xuyên
Pin điện thoại xuống cấp theo thời gian. Sau một vài năm, thời lượng tối đa sẽ không còn cao như khi còn mới. Những điều này là không thể tránh khỏi, nhưng những thói quen xấu có thể làm tăng tốc độ xuống cấp đó và giết chết pin của điện thoại sớm hơn.
Để tránh điều này, người dùng nên thực hiện xả cạn thường xuyên và sạc lại điện thoại của mình trước khi nó chết. Đừng lo lắng về việc sạc nó qua đêm, chỉ cần cố gắng giữ pin trên 30% hoặc lâu hơn, thỉnh thoảng để pin xả hết xuống 0% để hiệu chỉnh các cảm biến và người dùng sẽ giữ được pin khỏe lâu nhất có thể.
Quá nhiều ảnh tự chụp dưới nước
Không có cái gọi là một thiết bị thực sự “không thấm nước”, bất chấp những gì một số quảng cáo có thể nói. Một số thiết bị nhất định có thể chống nước tốt hơn những thiết bị khác, nhưng luôn có khả năng nước có thể xâm nhập vào bên trong, và người dùng càng để thiết bị của mình tiếp xúc với nước nhiều, họ càng làm suy giảm khả năng chống nước của thiết bị. Vì vậy, ngay cả khi thiết bị được xếp hạng IP67 hoặc IP68, hãy sử dụng ít trong nước vì nó có thể không làm hỏng điện thoại ngay lập tức, nhưng theo thời gian và tiếp xúc nhiều lần, mọi thứ có thể xấu đi.
Không thực hiện tốt bảo mật
Có quá nhiều người nhanh chóng bỏ qua vấn đề bảo mật, đặc biệt là việc cập nhật phần mềm. Những bản vá bảo mật xuất hiện trên điện thoại có vẻ nhàm chán và không khẩn cấp, nhưng chúng có thể bảo vệ thiết bị khỏi phần mềm độc hại và các vấn đề nghiêm trọng khác. Đừng bỏ chúng, hãy đảm bảo các ứng dụng cũng cập nhật vì chúng thường sẽ có các bản sửa lỗi tương tự và các bản cập nhật bảo mật giúp người dùng an toàn hơn.
Hãy nhớ tránh các ứng dụng từ các cửa hàng ứng dụng sơ sài của bên thứ ba chỉ để tải một phần mềm với giá 0 đồng so với vài chục nghìn đồng từ chợ ứng dụng như Google Play hoặc App Store, bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm phần mềm độc hại, và lúc đó số tiền thiệt hại do mã độc gây ra hoặc hư hỏng điện thoại sẽ tốn rất nhiều so với con số vài chục mà người dùng tiết kiệm được.