Theo như vào hôm 22/02, hai ngày trước khi Nga tấn công Ukraine, đại tá Lê Thế Mẫu nói với VTC News rằng việc Nga công nhận hai cộng ḥa Donetsk và Luhansk là nhằm "ngăn chặn hành động phiêu lưu quân sự của chính quyền Kiev". V́ vậy đại tá Lê Thế Mẫu, nguyên Trưởng Pḥng thông tin KHQS, Viện Chiến lược Quốc pḥng, trở thành nhà b́nh luận hàng đầu của đài báo Việt Nam về Nga-Ukraine và t́nh h́nh quốc tế.

Người dân ở Berlin mang h́nh Putin, Lukashenko ra ví với Hitler trong biểu t́nh chống cuộc xâm lăng của Nga ở Ukraine
Trước đó, ông đă khẳng định góc nh́n của ḿnh là ủng hộ viên của Tổng thống Nga, qua phát biểu trên trang VOV rằng "Tổng thống Nga Putin là chính khách uyên bác" trong bài đăng ngày 21/12/2018.
Trả lời báo Sputnik của Nga, bản tiếng Việt trong tuần qua ông khẳng định "sau tất cả, nước Nga sẽ chiến thắng".
Ngoài ra, ông tin rằng "Tiêu diệt phát xít mới ở Ukraina là cơ hội duy nhất cứu thế giới" (VOV).
V́ Bộ Ngoại giao Việt Nam không phát biểu nhiều về cuộc chiến tại Ukraine, có thể coi quan điểm được truyền thông chính thống ở Việt Nam đăng tải phần nào phản ánh cách nh́n, và mong muốn của một bộ phận quan trọng các quan chức - quân sự nước này trong chiến sự tại Ukraine.
Đại tá Mẫu không chỉ được coi như chiến lược gia quân sự mà c̣n được báo chí VN giới thiệu như một chuyên gia phân tích chính trị quốc tế.

Biểu t́nh ở Scotland chống chiến tranh do Nga tiến hành ở Ukraine. Đại tá Lê Thế Mẫu ở Việt Nam gọi thanh niên người Scotland t́nh nguyện giúp Ukraine "là khủng bố Hồi giáo"

Cô gái Ukraine chăm sóc mèo trong thời gian bị bom đạn Nga tấn công
Hôm 11/03/2022, đại tá Mẫu nêu ra một số nhận định về hướng đi của cuộc chiến tại Ukraine.
Theo ông, nói trên trang Viet Times th́:
"Diễn biến chiến sự đang hướng đến kịch bản: chính quyền Ukraine phải chấp nhận thất bại, chấm dứt chiến sự và đáp ứng các yêu cầu của Nga. Đó là, chính quyền Kiev phải công nhận vị thế trung lập, không gia nhập Nato; công nhận chủ quyền của DPR và LPR; công nhận Crimea thuộc chủ quyền của Nga."
Hôm 22/02, hai ngày trước khi Nga tấn công Ukraine, đại tá Lê Thế Mẫu nói với VTC News rằng việc Nga công nhận hai cộng ḥa Donetsk và Luhansk là nhằm "ngăn chặn hành động phiêu lưu quân sự của chính quyền Kiev".
Cùng lúc, ông nêu ra cáo buộc nghiêm trọng với Ukraine, nước đang có tổng thống là người gốc Do Thái, có thân nhân bị phát-xít Đức hủy diệt trong Thế Chiến II rằng đây là xă hội đă phát-xít hóa:
"Tuy nhiên, dù theo kịch bản nào th́ t́nh h́nh Ukraine sẽ c̣n lâu mới có thể ổn định được v́ tư tưởng phát xít mới và quốc xă mới đă ăn sâu vào nhận thức của cả một thế hệ người Ukraine kể từ sau khi giành được độc lập từ Liên Xô năm 1991."
Theo ông Mẫu, quân t́nh nguyện từ châu Âu, Mỹ, Canada sang giúp Ukraine chống Nga "chính là khủng bố Al Qaeda mới".
Tuy thế, vị đại tá ở Việt Nam không nêu bằng chứng v́ sao các thanh niên Scotland, Anh, Đức, Ba Lan... gia nhập binh đoàn t́nh nguyện Ukraine lại phải trở thành "chiến binh Hồi giáo, khủng bố" chống lại các nước sinh ra họ, nơi đa số dân theo Ki Tô giáo.
Mặt khác, lời của ông Mẫu về người Ukraine khá gần với nhận định của Tổng thống Nga Putin rằng "người dân Ukraine đă bị tẩy năo" (brainwashed), sau khi chiến sự không diễn ra theo ư của quân Nga và không có cảnh dân Ukraine "đổ ra đường cầm hoa đón chào quân Nga", mà trái lại, họ phản đối Nga kịch liệt.

Bài của Mariko Oi trên BBC News hôm 10/03 đánh giá v́ sao Việt Nam, Ấn Độ và Trung Quốc không lên án cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraine như đa số các thành viên LHQ
Đánh giá của chiến lược gia Việt Nam cho rằng "quân Nga làm nhiệm vụ khó khăn là vừa đánh địch, vừa bảo vệ thường dân" và không nói ǵ về chuyện hàng triệu dân Ukraine, gồm nhiều người Việt Nam ở Ukraine bỏ chạy sang EU trước bom đạn Nga.
Trong các phát biểu của ḿnh, đại tá Mẫu tỏ ra kiên định ủng hộ Tổng thống Putin, ngay cả sau khi ông Putin lên án kịch liệt cố lănh tụ Liên Xô là Lenin.
Về cơ bản, luận điểm của ông Putin nói chính quyền Xô Viết thời kỳ đầu của Lenin đă "sai lầm tai hại" khi công nhận quyền tự quyết của các dân tộc bị trị trong Đế chế Nga.
Chính sách này sau được phát triển thành chiến lược của Đảng CS Nga ủng hộ các dân tộc bị trị, thuộc địa ở châu Á đấu tranh chống đế quốc.
Đây cũng là điều khiến Nguyễn Ái Quốc từ Pháp t́m đến "chủ nghĩa Lenin" để t́m sự hỗ trợ giành độc lập cho Việt Nam chống Pháp trong thập niên 1920s.
Đại tá Lê Thế Mẫu nay đề xuất giải pháp "tốt nhất" cho Ukraine như sau:
"Giải pháp khả dĩ nhất có lợi cho cả hai bên là chính quyền Kiev chấp nhận ngừng chiến sự; công nhận Crimea thuộc chủ quyền của Nga; thành lập Cộng ḥa liên bang Ukraine bao gồm cả DPR và LPR, có vị thế trung lập, không gia nhập Nato."
Điều ông không nói là hàng trăm ngh́n dân tại DPR và LPR đă được Nga cấp hộ chiếu Liên bang Nga, vậy nếu họ "trở thành công dân CH Liên bang Ukraine" th́ quy chế quốc tịch sẽ ra sao.
Và có vẻ như Đại tá Mẫu không đồng ư với quan điểm chính thức của nhà nước ở Việt Nam, và cả Trung Quốc là ủng hộ "sự toàn vẹn lănh thổ" cho Ukraine.
Ông cũng nói, không trích nguồn, rằng "hiện nay, chính quyền Kharkiv và một số tỉnh khác đang thảo luận dự thảo Bản Tuyên ngôn của Cộng ḥa Liên bang Ukraine".
Điều này khác với những ǵ BBC t́m hiểu được, như chuyện người dân ở Kharkiv vẫn tiếp tục chống lại nỗ lực tiến chiếm của Nga và dân ở Kherson bị Nga chiếm đóng đă biểu t́nh phản đối việc lập ra thêm một "Cộng ḥa Nhân dân Kherson" do Nga chỉ đạo.