Lịch sử của những căn nhà nổi trên sông Nile rất lâu đời và đầy màu sắc. Những ngôi nhà nổi cổ nhất là vào thời những pharaoh, được thiết kế để các vị vua du ngoạn trên sông, khiến người dân địa phương và du khách quốc tế, những ngôi nhà nổi nằm dọc sông Nile là biểu tượng văn hóa và kiến trúc độc đáo ở thủ đô Cairo của Ai Cập.
Bắt đầu từ tuần này, khoảng 30 căn nhà nổi cuối cùng tại Cairo sẽ bị giới chức Ai Cập dỡ bỏ, với lư do là nỗ lực làm đẹp bờ sông.
Một vài ngôi nhà nổi, được neo đậu cố định bên bờ sông, là nơi sinh sống của những cư dân nghèo, trong khi một số ngôi nhà nổi khác được trùng tu tốn kém, vài nơi biến thành nhà hàng, văn pḥng hay pḥng gym.
“Đây là một phong cách sống khác, bạn hoàn toàn ḥa ḿnh vào thiên nhiên. Ḍng sông chỉ cách bạn một mét”, theo Ahdaf Soueif, tiểu thuyết gia Ai Cập nổi tiếng, người có căn nhà nổi sắp bị phá hủy.
Hồi đầu tuần, 3 ngôi nhà nổi đă bị kéo đi vào hôm 28/6, trong khi nhiều ngôi nhà khác đă bị tháo dỡ và phá hủy vào tuần trước.
Trên mạng xă hội đă xuất hiện nhiều b́nh luận lên án việc phá hủy những căn nhà nổi.
“Nó không chỉ là mái ấm cho những người dân sống ở đó nhiều thập niên, một vài ngôi nhà là di tích lịch sử. Nó là một phần di sản không thể bị xóa nḥa”, tài khoản Twitter Nora Zeid viết.
Một tài khoản khác tên Dakhel Hafy cho rằng khi đứng ở bờ sông Nile và nh́n vào những căn nhà nổi, "chúng ta có thể biết về những câu chuyện và truyền thuyết về chúng".

Bà Ahdaf Soueif và con trai đă sống tại căn nhà nổi trong 10 năm. Ảnh: BBC.
Tranh căi pháp lư
Chính phủ Ai Cập bảo vệ quan điểm dỡ bỏ những căn nhà này, nói rằng các ngôi nhà nổi đă xây dựng khi chưa được phép, và các chủ sở hữu cũng không có giấy phép phù hợp.
Bộ Tài nguyên Nước và Thủy lợi Ai Cập cho biết sẽ tiếp tục chiến dịch dỡ bỏ những căn nhà neo đậu ở bờ sông. Bộ trưởng Mohammed Abdel Ati nói rằng đây là “thông điệp rơ ràng đến những ai vi phạm trên sông Nile”.
Nhiều người sở hữu nhà cho biết họ gặp những thách thức pháp lư về chi phí neo đậu tăng cao, trong khi không được đền bù khi những ngôi nhà bị di dời.

Một căn nhà nổi bị cơ quan chức năng Cairo kéo đi vào hôm 28/6. Ảnh: BBC.
“Tôi không biết phải đi đâu”, bà Ekhlas Helmy, 87 tuổi, nói trong tuyệt vọng khi đang thu dọn đồ đạc".
Bà Helmy được sinh ra trên một ngôi nhà nổi, nói rằng cá là món ăn đă nuôi lớn bà. Sau khi chồng mất sớm, bà xây một căn nhà trên sông Nile và sống tại đó trong 3 thập niên với những con chó, mèo và ngỗng.
Lịch sử lâu đời
Lịch sử của những căn nhà nổi trên sông Nile rất lâu đời và đầy màu sắc. Những ngôi nhà nổi cổ nhất là vào thời những pharaoh, được thiết kế để các vị vua du ngoạn trên sông.
Theo thời gian, những ngôi nhà nổi được xây dựng bằng việc ghép các thùng container kim loại lại với nhau. Không c̣n dùng cho những chuyến du ngoạn, ngôi nhà nổi về sau được dùng để ở, và có góc nh́n hướng ra sông.
Vào thời kỳ Ottoman (khoảng thế kỷ XV-XX), giới thượng lưu Ai Cập xây những ngôi nhà nổi sang trọng để tiếp đăi khách. Những ngôi nhà nổi c̣n được quân đội Anh dùng để trú ẩn trong Thế chiến II.

Góc nh́n trên cao về những căn nhà nổi dọc sông Nile ở Cairo vào năm 1932. Ảnh: BBC.
Dù vậy, những ngôi nhà cũng được gắn với những hoạt động bí mật hay nhiều hành vi phi pháp, theo BBC.
Trong một cuốn tiểu thuyết năm 1966 của nhà văn Naguib Mahfouz - người đạt giải Nobel - ông viết về cuộc sống của những trí thức trẻ tụ tập vào ban đêm trên một căn nhà nổi để tṛ chuyện và hút ma túy.
Vào giữa thế kỷ XX, có hàng trăm căn nhà nổi ở Cairo, nhưng nhiều công tŕnh đă bị chính quyền dỡ bỏ hoặc bị bỏ hoang.
Đă có những sức ép lên chính quyền nhằm kêu gọi thương mại hóa bờ sông Nile, khi một bên nhánh sông ở Cairo là những ṭa tháp cao và khách sạn sang trọng trên đảo Zamalek, trong khi phía đối diện là khu phố Imbaba với phần đông người thuộc tầng lớp lao động.
Chính phủ Ai Cập gần đây đă mở một đoạn đường đi bộ mới, dài 5 km dọc theo bờ biển ở Cairo, đồng thời loại bỏ nhiều doanh nghiệp nhỏ như dịch vụ cho thuê thuyền buồm felucca.
Sự phát triển dọc theo các bờ sông đă mở ra nhiều cuộc tranh luận về tương lai của không gian phổ biến nhất tại thành phố, đồng thời đặt ra câu hỏi điều ǵ sẽ định h́nh những nét quyến rũ độc đáo của thủ đô.