Đau nhức cơ dữ dội có thể xảy ra khi gặp chấn thương, tập luyện quá sức hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm.
Đau cơ (nhức cơ bắp) là t́nh trạng nhóm cơ bị căng, buốt hoặc co rút. Nguyên nhân chính gây đau cơ là do người bệnh gặp chấn thương như bong gân, nhiễm trùng, viêm cơ mủ, hậu quả sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm hoặc do tác dụng phụ của thuốc.
Người bị đau cơ toàn thân sẽ cảm thấy đau nhói, chuột rút, bỏng rát, có thể do nhiễm trùng, mắc bệnh Lyme (viêm nhiễm do bọ ve), sốt rét, sốt xuất huyết, viêm màng năo, cảm cúm, Covid-19... Đặc biệt, một số loại thuốc điều trị bệnh loăng xương, pḥng tái phát ung thư vú, chống trầm cảm cũng có thể gây đau cơ. Trường hợp đau cơ cục bộ (cơn đau tập trung xung quanh một cơ hoặc nhóm cơ), căng cơ có thể do chấn thương sau tập thể dục gắng sức, chuyển động đột ngột, có thể gây sưng, bầm tím khu vực bị tổn thương.
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây đau cơ.
Co cơ
Bệnh nhân bị co cơ thường gặp phải tác động vật lư trực tiếp vào cơ khiến các mạch máu nhỏ chảy máu, mô xung quanh sưng. Một số người xuất hiện hội chứng đau cơ, gây rối loạn cơn đau do các dải cơ hoặc cân cơ (mô xung quanh cơ) căng, khiến cơn đau lan sang các bộ phận khác.
Đau cơ xảy ra khi một nhóm cơ bị căng, buốt hoặc co rút. Ảnh: Freepik
Hội chứng chèn ép khoang
Khi áp lực lên một nhóm cơ tăng, mô bị sưng, chảy máu dẫn đến hội chứng chèn ép khoang. Hội chứng này có thể làm giảm lưu lượng máu đến các dây thần kinh trong khu vực, mất oxy, chất dinh dưỡng. Nếu không loại bỏ áp lực tác động lên nhóm cơ, dây thần kinh cùng các mô cơ sẽ hoại tử.
Bệnh nhân thường có các triệu chứng như đau, tê b́, cảm giác kim châm, yếu cơ. Nếu các triệu chứng tăng nặng bất thường, bệnh nhân phải phẫu thuật khẩn cấp.
Viêm cơ mủ
Theo các chuyên gia, viêm cơ mủ là bệnh nhiễm trùng mô cơ hiếm gặp, do vi khuẩn tụ cầu vàng gây ra. Bệnh nhân có thể bị chuột rút, đau trong một nhóm cơ, phổ biến là cơ đùi, bắp chân hoặc mông. Khi t́nh trạng nhiễm trùng tiến triển, người bệnh sẽ bị sốt, xuất hiện ổ áp xe (tụ mủ) nổi rơ từ các cơ bên dưới da. Nếu không điều trị, t́nh trạng nhiễm trùng có thể lan sang các cơ quan khác, như tim, phổi, năo.
Đau cơ xơ hóa
Đau cơ lan rộng là một triệu chứng của đau cơ xơ hóa. Bệnh nhân thường đau, nhức, cứng cơ, cảm thấy bỏng hoặc nhói. Nguyên nhân gây đau cơ xơ hóa đến nay chưa được làm rơ. Tuy nhiên, t́nh trạng này được chuyên gia nhận định liên quan đến di truyền, rối loạn cảm xúc.
Ngoài đau cơ, những người đau cơ xơ hóa thường gặp các vấn đề về giấc ngủ, mệt mỏi, cảm giác châm chích, cứng khớp vào buổi sáng, suy giảm khả năng tập trung, lo lắng.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính
Hội chứng mệt mỏi mạn tính (viêm cơ năo tủy) là một rối loạn gây mệt mỏi quá mức, không cải thiện dù nghỉ ngơi. Người mắc hội chứng này thường bị đau nhức cơ toàn thân, gặp các vấn đề về trí nhớ, đau họng, chóng mặt khi đứng hoặc thay đổi tư thế.
Đau đa cơ
Đau đa cơ do thấp khớp là t́nh trạng viêm nhiễm thường gặp ở người từ 60-70 tuổi, gây đau nhức, cứng khớp vai, cánh tay trên, hông, đùi, sau cổ. Người bệnh hay mệt mỏi, sụt cân, chán ăn, sốt, gặp khó khăn v́ đau khớp khi sinh hoạt hàng ngày. Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp cũng gây đau cơ, sốt nhẹ, sụt cân và mệt mỏi.
Lupus
Bệnh lupus ban đỏ là một bệnh tự miễn mạn tính ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể như da, năo, mắt, miệng, phổi, tim, thận, ruột, khớp. Một số trường hợp sau khi mắc bệnh thường đau, yếu cơ, phát ban, rụng tóc, mệt mỏi, đau đầu, cứng khớp, đau ngực khi thở.
Suy giáp
Tuyến giáp chịu trách nhiệm sản xuất các hormone giúp điều chỉnh trao đổi chất (chuyển hóa calo thành năng lượng) và nhiều chức năng khác của cơ thể. Khi nồng độ hormone tuyến giáp quá thấp hoặc quá cao có thể cản trở việc truyền các tín hiệu thần kinh điều chỉnh co bóp của các cơ, dẫn đến đau cơ.
Nếu tuyến giáp hoạt động kém sẽ gây đau nhức cơ, chuột rút, mệt mỏi, tăng cân, táo bón, chịu lạnh kém, khô da. Nếu tuyến giáp hoạt động quá mức (cường giáp), bệnh nhân có thể bị chuột rút cơ.
Suy tuyến thượng thận nguyên phát
Đây là một rối loạn hiếm gặp xảy ra khi tuyến thượng thận không sản xuất đủ các hormone cần thiết để điều chỉnh sự trao đổi chất hoặc thực hiện chức năng t́nh dục. Người bệnh dễ bị đau cơ toàn thân (chủ yếu ở chân, lưng dưới), mệt mỏi, buồn nôn, sạm da, sụt cân không kiểm soát.
Nhuyễn xương
Xương thiếu chất khoáng, vitamin D, canxi dễ dẫn đến t́nh trạng nhuyễn xương. Bệnh phổ biến ở người lớn tuổi, liên quan tới bệnh celiac và dùng thuốc chống co giật. Những người bị nhuyễn xương có thể bị đau cơ do co thắt cơ, chuột rút, nhức xương, tăng nguy cơ găy xương bệnh lư.
Trầm cảm
Một số người trầm cảm không được điều trị kịp thời đều có triệu chứng đau nhức cơ, khớp. Dù cơn đau cơ có thể do tâm lư nhưng có bằng chứng cho thấy sự mất cân bằng của các hormone điều chỉnh tâm trạng có thể góp phần gây đau cơ thường xuyên.
Tiêu cơ vân
Tiêu cơ vân là một rối loạn khiến các mô cơ bị phá vỡ, giải phóng các chất có hại vào máu, với triệu chứng điển h́nh là đau, yếu cơ, nước tiểu sẫm màu. Có nhiều nguyên nhân gây ra tiêu cơ vân như tập thể dục quá mức, dùng thuốc, chất kích thích, ma túy, say nắng, chấn thương cơ, đông máu. Nếu không điều trị kịp thời, sự tích tụ chất độc dễ dẫn đến suy thận cấp.
Nếu cơn đau cơ kéo dài với mức độ tăng dần theo thời gian, yếu cơ, cứng cổ, sốt cao, đau cơ đột ngột, co giật, khó thở người bệnh cần đi khám để được bác sĩ tư vấn, điều trị kịp thời. Để pḥng đau cơ, mỗi người nên tập thể dục thường xuyên, chạy bộ, bơi lội, đi xe đạp, chú ư khởi động kỹ, tránh những chấn thương không mong muốn.
Khi bị đau hoặc co cơ do hoạt động quá sức, bệnh nhân cần nghỉ ngơi, chườm đá, quấn cơ bằng thun để giảm đau, dùng một số loại thuốc chống viêm, giăn cơ, nhiễm trùng, bổ sung vitamin, đi mát xa, tập vật lư trị liệu, thiền.