Cảnh sát vừa bắt giữ một người đàn ông Romania được cho là ‘mảnh ghép cuối cùng’ trong đường dây buôn người khiến 39 người di dân Việt Nam chết sau xe vận tải. Dailymail dẫn lời Cảnh sát Essex cho biết, Marius Mihai Dragici, 48 tuổi, đă bị cảnh sát Romania tạm giữ tại thành phố Bucharest, hiện đang chờ để dẫn độ đến Vương quốc Anh.
Hồi tháng trước, Cảnh sát Essex phát lệnh truy nă người đàn ông mang quốc tịch Romania trên toàn châu Âu, người này bị t́nh nghi là một phần của mạng lưới điều phối hành tŕnh của những người di dân đến Anh. Draghici, c̣n có bí danh Marius Mihai Selaru hay Marius Lupu, sinh ra ở thành phố Onesti của Romania. Nghi can cùng với hầu hết các bị cáo được cho là thành viên của đường dây buôn lậu người.
Mỗi nạn nhân và gia đ́nh, phải trả một số tiền đáng kể cho một nhóm tội phạm có tổ chức để được đi đến Anh an toàn và có cuộc sống ở đó. Tuy nhiên, lời hứa đó đă trở thành bi kịch khi các nạn nhân được t́m thấy trong chiếc xe vận tải, do Maurice Robinson, người Bắc Ireland lái di chuyển bằng phà từ Zeebrugge ở Bỉ đến Purfleet ở Essex, vào đầu ngày 23 tháng 10 năm 2019. Những người này bao gồm 31 nam và 8 nữ trong độ tuổi từ 15 đến 44, tất cả đều là người Việt Nam, chết do ngạt thở và sốc nhiệt trong không gian chật hẹp.
Cho đến nay 10 người đă bị kết án với tổng số án lên đến gần 100 năm. Tháng trước, khi đơn kháng cáo được đưa ra, giới chức cho biết vẫn chưa dừng lại đến khi công lư được thực thi một cách triệt để.
SBTN
Nỗi tuyệt vọng dâng trào trong ngôi nhà nhỏ khiêm tốn của anh Lê Văn Hà, ở huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, khi người thân ngày càng phải chấp nhận điều mà họ không muốn tin là sự thật, rằng Hà là một trong 39 thi thể t́m thấy trong container ở Essex.
Bà của Hà thẫn thờ nh́n vào khoảng không, dấu mặt vào đôi bàn tay. C̣n vợ anh, ngồi lặng yên, nhất định không ăn thứ ǵ, mặc mọi lời nài nỉ. Cha anh, ông Lê Minh Tuấn, ôm người cháu trai c̣n rất nhỏ, và chỉ khóc trong nỗi tuyệt vọng.
Chuyện của Hà là câu chuyện điển h́nh của một chàng trai trẻ, từ một vùng quê nghèo làm nông nghiệp ở Việt Nam.
Hà cũng như hàng ngàn người lao động khác, đă quyết định t́m đường ra nước ngoài mưu sinh, với giấc mơ có thể kiếm được một công việc khá lương. Anh ra đi ba tháng trước, với đích đến là châu Âu, ngay trước ngày đứa con trai thứ hai của anh chào đời.
Chuyến đi ấy sẽ phải mất 20 ngàn bảng Anh (tức khoảng 25 ngàn đôla) trả cho đường dây đưa người ra nước ngoài. Đây là một khoản tiền không nhỏ, mà gia đ́nh họ phải cầm thế hai lô đất mới vay được.
Tất cả dồn hết cho một hy vọng, rằng Hà sẽ kiếm được một công việc tốt, và sau đó, dành dụm trả nợ. Nhưng tất cả những hy vọng ấy nay tan tành hết cả.
"Hà để lại cho chúng tôi một khoản nợ khổng lồ," ông Tuấn nói. "Tôi chẳng biết đến khi nào chúng tôi mới có thể trả hết nợ. Tôi th́ bây giờ đă già, sức khỏe kém, và từ giờ, tôi sẽ c̣n phải giúp nuôi dạy mấy đứa cháu."
Ông Tuấn đoan chắc rằng con trai ḿnh đă qua đời. Ông nhận được một tin nhắn của con trên Facebook ngay trước thời điểm mà anh Hà nói rằng đang chuẩn bị vào Anh.
Nhiều người cho rằng, rất nhiều trong số các nạn nhân trên chiếc container định mệnh ấy đến từ cùng một huyện - huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.
Những ngôi nhà mới xây tại huyện Yên Thành là bằng chứng cho những khoản tiền được người lao động làm việc ở nước ngoài tiết kiệm gửi về. Anh quốc dường như là một điểm đến rất được ưa thích. Một số người khác làm việc một thời gian ở Nga hoặc Romania nói rằng, ở đó rất khó t́m được việc làm lương cao.
Họ cũng mô tả là phải vất vả như thế nào ở Pháp do cảnh sát liên tục truy quét v́ t́nh trạng cư trú và lao động bất hợp pháp. Nhưng ở Anh, đă h́nh thành một cộng đồng người Việt khá lớn, thêm vào đó, có nhiều việc như làm ở các tiệm nail (làm móng), làm trong nhà hàng hoặc làm nghề nông nghiệp.
Kẻ môi giới đưa họ ra nước ngoài là một phần trong thế giới ngầm của một mạng lưới toàn cầu. Những kẻ này đă thu của họ một khoản tiền rất lớn để đưa người qua biên giới một cách bất hợp pháp. Họ phải trả những số tiền khác nhau, dao động từ khoảng 10 ngàn bảng đến hơn 30 ngàn bảng. Số tiền cao hơn được cho là dành cho "dịch vụ VIP." Nhiều người trong số họ ra khỏi Việt Nam qua ngả Trung Quốc. Nhưng khi đến English Channel (eo biển Manche), cho dù mức phí là bao nhiêu chăng nữa, th́ con đường duy nhất vào Anh vẫn là phải trốn vào các container, để t́m cách vượt biên lậu.