Một kỹ sư Liên Xô từng có ư tưởng kết hợp hai loại phương tiện không liên quan ǵ tới nhau: máy bay và tàu ngầm.
Kỳ 1: Ư tưởng từ Liên Xô
Theo trang todayifoundout, năm 1937, khi đang theo học tại Học viện Kỹ sư Hải quân Dzerzhinsky ở Saint Petersburg, kỹ sư Liên Xô Boris Ushakov đă phác thảo đề xuất kỹ thuật về một phương tiện có thể hoạt động cả trên không và dưới nước.
H́nh ảnh thiết kế tàu ngầm bay của Ushakov. Ảnh: Wikipedia
Theo thiết kế, phương tiện này có đôi cánh dày, to giống như một con cá đuối và một cặp phao để cất, hạ cánh. Tàu ngầm bay của Ushakov sẽ được trang bị ba động cơ xăng 800 mă lực trên mặt nước và một động cơ điện dưới nước, có tốc độ tối đa 100 hải lư/giờ trên không và 3 hải lư/giờ dưới nước. Khi tàu hạ cánh, quá tŕnh chuyển đổi từ máy bay sang tàu ngầm sẽ được thực hiện bằng cách bịt kín các khoang động cơ bằng các tấm kim loại và làm ngập các khoảng trống trong cánh và phao, khiến tàu lặn xuống.
Buồng lái cũng sẽ ngập nước, buộc thủy thủ đoàn phải rút vào một khoang kín nước hoàn toàn, có tháp chỉ huy và kính tiềm vọng để điều khiển tàu ngầm từ đó. Vũ khí trang bị của tàu là hai ngư lôi 18 inch gắn dưới thân tàu.
Nhưng Hải quân nào có thể sử dụng được một phương tiện kỳ lạ như vậy? Nghe có vẻ vô lư, nhưng ư tưởng của ông Ushakov thực sự đă có một số vai tṛ mà máy bay và tàu ngầm thời đó không làm được.
Mặc dù nhanh, linh hoạt và có thể mang theo trọng tải vũ khí lớn, nhưng máy bay của những năm 1930 không có khả năng tàng h́nh. Mặt khác, tàu ngầm, trong khi tàng h́nh được nhưng lại cực kỳ chậm chạp dưới nước và phần lớn phải dựa vào kính tiềm vọng cũng như đầu thu sóng trong nước để theo dơi và định vị mục tiêu. Phần lớn máy bay và tàu ngầm không thích hợp để tấn công tàu địch trong bến cảng, vốn thường được bảo vệ bởi các khẩu đội pḥng không mạnh và các chướng ngại vật chống tàu ngầm.
Kỹ sư Liên Xô Boris Ushakov. Ảnh: newsdelivers
Trong suốt những năm 1930 và 1940, đă có rất nhiều nỗ lực để giải quyết những thiếu sót chiến thuật này, nhưng không có phương tiện nào tỏ ra hiệu quả như các nhà thiết kế đă hy vọng. Do đó, phần lớn các chiến dịch của tàu ngầm hạng trung đều chịu chung cái kết là thủy thủ đoàn chết hoặc bị bắt.
Một giải pháp tiềm năng khác cho vấn đề hóc búa giữa tốc độ và tàng h́nh là tàu sân bay săn ngầm. Trong những năm 1920, một số tàu ngầm đă được chế tạo để chở một thủy phi cơ trinh sát nhỏ trong một khu vực chứa máy bay kín nước đặc biệt phía sau tháp chỉ huy. Sau khi tàu ngầm nổi lên, máy bay sẽ được đưa ra khỏi nhà chứa máy bay, lắp ráp và phóng bằng máy phóng hơi nước được lắp sẵn trên boong. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, máy bay sẽ hạ cánh cùng với tàu ngầm và được cẩu lên tàu bằng cần cẩu.
Cả tàu ngầm tuần dương Surcouf của Pháp và tàu tuần dương HMS M2 của Anh đều có khả năng này, nhưng các tàu sân bay săn ngầm nổi tiếng nhất từng được chế tạo là lớp I-400 của Nhật Bản. Là tàu ngầm lớn nhất từng tham chiến trong Thế chiến II và là tàu lớn nhất từng được chế tạo cho đến những năm 1960, I-400 được thiết kế để mang và phóng 3 thủy phi cơ Aichi M6A Seiran gấp gọn, mỗi chiếc có khả năng chở 900 kg bom.
Hải quân Nhật Bản đă lên kế hoạch sử dụng những vũ khí bất thường này để tấn công kênh đào Panama, San Diego và đảo san hô Ulithi, nhưng Nhật Bản đă đầu hàng trước khi kịp thực hiện các kế hoạch nói trên. Ba chiếc I-400 đă hoàn thiện đă bị người Mỹ thu giữ, kiểm tra và đánh đắm để ngăn chặn Liên Xô nắm được bí mật công nghệ.
Nhưng dù ấn tượng nhưng chiếc I-400 đă có một lỗ hổng nghiêm trọng. Việc phóng và thu hồi máy bay mất tới 45 phút và chỉ có thể được thực hiện khi tàu ngầm đang ở trên mặt nước, khiến chúng rất dễ bị phát hiện và tấn công.
H́nh ảnh minh họa chiếc tàu ngầm bay. Ảnh: newsdelivers
Trong khi đó, tàu ngầm bay của Boris Ushakov đă giải quyết gọn gàng vấn đề này. Về mặt lư thuyết, tàu có thể bao quát khoảng cách rộng lớn trên đại dương với tốc độ cao, cho phép nó theo dơi một hạm đội đối phương. Sau đó, nó có thể hạ cánh, lặn và lợi dụng bóng tối để tấn công hạm đội rồi lặng lẽ rời đi.
Chiếc tàu này cũng rất thích hợp để xâm nhập các bến cảng, có thể bay qua các băi ḿn, lưới chống tàu ngầm và các hệ thống pḥng thủ khác rồi hạ cánh xuống khu vực bến cảng, lặn xuống và tấn công tàu địch bằng ngư lôi.
Trong thực tế, Hải quân Liên Xô đă thấy ư tưởng của Ushakov đủ ấn tượng để gửi đề xuất lên Ủy ban Nghiên cứu Khoa học để đánh giá. Nhưng mặc dù ư tưởng đă vượt qua hai ṿng đánh giá và sửa đổi chính thức, nhưng cuối cùng nó đă bị bác bỏ v́ quá phi thực tế và phương tiện viễn tưởng của Ushakov vĩnh viễn chỉ nằm trên giấy.