Màu xanh trong "Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" của Johannes Vermeer là bột màu ultramarine, từng quư hơn vàng.
Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai là một trong những kiệt tác nghệ thuật bị các nhà hoạt động xă hội tấn công gần đây. Hôm 27/10, ba người đàn ông vào bảo tàng Mauritshuis ở The Hague, Hà Lan và tiếp cận tranh. Người đầu trọc đổ keo lên tranh rồi dí đầu ḿnh vào đó. Người khác đổ keo lên tay và dính vào tường cạnh tác phẩm. Người c̣n lại đổ lon súp lên người đầu trọc.
Bảo tàng sau đó thông báo tranh không bị hư hại và đă được trưng bày trở lại, ba người đàn ông bị cảnh sát bắt giữ.
Lịch sử ra đời và thân phận cô gái trong tranh đến nay c̣n nhiều bí ẩn. Tranh mô tả cô gái nh́n nghiêng, đầu quấn khăn màu xanh và vàng, tai đeo ngọc trai. Theo Artnews, tác phẩm chứng minh Vermeer là bậc thầy xử lư ánh sáng, thể hiện qua vệt sáng mềm mại chiếu trên gương mặt cô gái, đôi môi và cả viên ngọc trai. Phía dưới tranh có chữ kư "IVMeer" nhưng không ghi thời gian. Nhiều tư liệu cho rằng bức họa hoàn thiện năm 1665.
200 năm đầu tiên của tác phẩm là một ẩn số. Năm 1881, tranh xuất hiện trong cuộc đấu giá của Venduehuis der Notarissen ở The Hague, nhận được quan tâm của nhà sưu tập Andries des Tombe và chính trị gia Victor de Stuers. Tranh khi đó bẩn, xuống cấp và không được xác định là của Vermeer. Stuers không tham gia đấu giá, nhờ vậy Tombe mua tranh với giá chỉ 2 guilder và 30 cent tiền phí, tương đương 30 euro (729 ngh́n đồng) hiện nay.
Năm 1882, Tombe mang tranh đến nhà phục chế Antwerp Van der Haeghen. Khi bụi bẩn được loại bỏ, chữ kư hiện ra, họ xác định là tranh của Vermeer. Một tấm vải mới được gắn vào mặt sau tranh để gia cố. Khi Tombe qua đời năm 1902, do không có người thừa kế, ông đă hiến tặng bức tranh cho bảo tàng Mauritshuis, được lưu giữ và trưng bày cho tới ngày nay, bảo tàng tuyên bố không bao giờ bán.
Tác phẩm được mệnh danh "Mona Lisa phương Bắc", đại diện tiêu biểu cho thời kỳ hoàng kim của hội họa Hà Lan. Nhà văn Tracy Chevalier từng viết: "Girl with a Pearl Earring có vẻ đẹp quyến rũ kỳ lạ, hớp hồn người xem ngay từ cái nh́n đầu tiên. Tôi đă ngắm tranh hơn 30 năm, đến giờ vẫn chưa thôi mơ mộng về cô ấy".
Theo Mauritshuis, nhân vật trong tranh có thể là con gái của Vermeer nhưng chưa có tư liệu xác thực. Người đứng đầu dự án phục chế tranh năm 2018 - Abbie Vandivere - nói trên Guardian: "Thật tốt khi vẫn c̣n bí ẩn và mọi người có thể suy đoán về cô ấy. Nó cho phép mỗi người có cái nh́n khác nhau, cảm thấy có mối liên hệ riêng như cách cô ấy nh́n vào mắt bạn".
"Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai" (Meisje met de parel), kích thước 44x39 cm, được b́nh chọn là "bức tranh đẹp nhất Hà Lan" do báo Trouw tổ chức vào tháng 5/2006. Ảnh: Mauritshuis
Theo Mymodernmet, tranh thuộc thể loại tronie - vẽ một cá nhân nhằm nghiên cứu về biểu hiện, kiểu người, đặc điểm sinh lư hoặc một nhân vật thú vị. Tác phẩm không miêu tả một người cụ thể, mà là cô gái vô danh mặc bộ quần áo sang trọng. "Một ánh nh́n phát ra từ bóng tối, không thuộc thời gian hay địa điểm cụ thể", nhà sử học nghệ thuật Arthur K. Wheelock nhận xét.
Vermeer tuân theo kỹ thuật bốn bước tỉ mỉ ở thế kỷ 17. Đầu tiên, họa sĩ sẽ tạo ra bản vẽ trên canvas. Sau đó, tô một lớp sơn nền đơn sắc - kỹ thuật gọi là tô màu chết. Tiếp đến là thêm màu. Cuối cùng, họa sĩ phủ một lớp sơn mỏng lên một số phần nhất định của tranh giúp tác phẩm có độ sáng đặc biệt.
Nghiên cứu đă t́m ra bảng màu mà Vermeer sử dụng để tạo nên kiệt tác. Theo Mauritshuis, màu xanh ở phần khăn trùm đầu và áo là từ ultramarine - được làm từ đá lapis lazuli ở Afghanistan. Việc sản xuất ultramarine tự nhiên tốn nhiều thời gian, công sức vào thế kỷ 17. V́ vậy, chất màu khi đó c̣n quư hơn vàng. "Làm thế nào Vermeer có thể mua ultramarine vẫn c̣n là một bí ẩn nhưng ông sử dụng nguyên liệu một cách phóng khoáng. Không chỉ cho quần áo mà c̣n cho những phần ít được chú ư hơn, chẳng hạn như bóng", đại diện bảo tàng nói.
Sắc tố vàng và nâu được khai thác ở châu Âu. Màu đỏ của đôi môi là từ loài côn trùng sống trên xương rồng ở Mexico và Nam Mỹ. Màu trắng ở đôi mắt và bông tai được làm từ ch́ khai thác ở Anh.
Gương mặt cô gái không có nốt ruồi, sẹo hay tàn nhang. Thậm chí, khi nh́n bằng mắt thường c̣n không có lông mày. Việc kiểm tra huỳnh quang tia X (XRF) và kính hiển vi cho thấy họa sĩ đă vẽ những sợi lông mảnh xung quanh mắt bằng màu nâu. Viên ngọc trai cũng được cho chỉ là ảo ảnh v́ không có đường viền hay mắc cài ở tai. Nhờ kỹ thuật bóc tách, các chuyên gia nhận thấy trong quá tŕnh vẽ,Vermerer đă thay đổi vị trí của tai, đỉnh khăn trùm đầu và phía sau cổ của nhân vật.
H́nh ảnh chụp bằng các kỹ thuật hiện đại nhằm phân tích, phục chế tác phẩm. Ảnh: Mauritshuis
Tranh trải qua nhiều đợt phục chế, gồm hai lần vào năm 1915 và 1922 tại Mauritshuis. Theo tài liệu của bảo tàng, tác phẩm được làm sạch, tái tạo và đánh vecni. Năm 1960, khi các vết nứt trên tranh trở nên rơ ràng, phần chỉnh sửa đă bạc màu, chuyên gia loại bỏ lớp sơn bóng cũ, khắc phục hư hại và bôi một lớp sơn bóng màu lên. Khi đó, một số người thích dùng vecni màu vàng. Đến năm 1994, tranh lần nữa được phục chế, sử dụng những vật liệu tốt hơn.
Từ ngày 26/2 đến 11/3/2018, nhóm nhà khoa học, nghiên cứu mỹ thuật, phục chế đă kiểm tra kỹ thuật tranh trong một căn pḥng làm bằng kính tại bảo tàng, trước các du khách tham quan.
Nhờ vẻ đẹp, sự bí ẩn, bức họa là nguồn cảm hứng ra đời nhiều tác phẩm nghệ thuật khác. Nhà văn Anh gốc Mỹ Tracy Chevalier viết một tiểu thuyết lịch sử với tựa đề Girl with a Pearl Earring (1999). Trong đó tác giả hóa thân cô gái - nhân vật trong tranh. Năm 2002, bộ phim cùng tên được chuyển thể do Scarlett Johansson đóng chính, tài tử Anh Colin Firth vào vai Vermeer. Năm 2017, bản dịch Thiếu nữ đeo hoa tai ngọc trai được phát hành tại Việt Nam.
Johannes Vermeer (1632-1675) là họa sĩ nổi tiếng của Hà Lan, với các tác phẩm về đời sống hiện thực. Ông vẽ rất chậm, tỉ mỉ và thường sử dụng những màu sắc xa xỉ. Ông cũng nổi tiếng trong cách xử lư ánh sáng điêu luyện.