Ám ảnh vụ thảm sát giáo phái rùng rợn khiến hơn 900 người chết oan trong rừng rậm Guyana. Nằm sâu trong rừng rậm Guyan, chỉ có một biển chỉ dẫn và một tấm bia tưởng niệm nhắc nhở về một trong những vụ thảm sát rùng rợn nhất trong lịch sử hiện đại cách đây gần 5 thập kỷ.
Giáo phái trong rừng rậm Guyan
Một số nạn nhân của vụ tự sát hàng loạt khiến hơn 900 thành viên của giáo phái Jim Jones thiệt mạng. Ảnh năm 1978/ AFP.
"Chào mừng đến với Đền thờ Nhân dân", ḍng chữ màu xanh lá cây trên một tấm biển phía trên con đường đất đỏ chỉ dẫn lối vào nơi từng là Jonestown - một khu định cư giáo phái đồng thời cũng là một cơn ác mộng không tưởng trong rừng rậm Guyan, nơi 914 người lớn và trẻ em đă chết thảm vào ngày 18/11/1978.
Họ là những tín đồ của Jim Jones, nhà truyền giáo đă ép buộc họ tự sát, bắt các bậc cha mẹ cho con cái họ uống thuốc độc, trong khi những người cố gắng chạy trốn th́ bị bắn hoặc bị ép uống một thứ chất lỏng chết người.
Cuộc thảm sát làm nổi bật việc các nhà lănh đạo giáo phái quyền lực có khả năng thao túng các tín đồ cuồng tín.
Ông Fitz Duke, sống ở ngôi làng Port Kaituma hẻo lánh gần Jonestown cho biết, tại khu định cư này vẫn c̣n sót lại nhiều phương tiện cũ như máy kéo và các vật dụng khác mà các tín đồ giáo phái từng sử dụng.
Ông Duke cho biết, khi vụ thảm sát xảy ra, ông 31 tuổi. Người dân địa phương như Duke vẫn nhớ Jones và những người Mỹ gốc Phi nghèo đi theo nhà truyền giáo này tới khu rừng rậm ở gần làng họ để xây dựng một khu định cư tự cung tự cấp rộng 1.500 ha.
Theo ông Duke, những người ở Jonestown đă làm việc vô cùng chăm chỉ để phát quang rừng rậm nhằm mục đích xây dựng một khu định cư mới giữa rừng.
"Họ có một hệ thống nông nghiệp rất tốt”, ông Duke cho biết và tiết lộ thêm rằng, dân làng địa phương thường tới làm việc cho Jonestown.
"Họ có rất nhiều gia súc. Họ gần như tự túc về thức ăn. Chúng tôi thường đến thăm khu định cư này. Họ có một ban nhạc rất hay, có nhiều nhạc cụ", ông Duke nói thêm.
Jonestown được quảng bá là một thiên đường không phân biệt chủng tộc, không phân biệt giới tính trên Trái đất. Tuy nhiên, trên thực tế Jonestown lại bị Jones và các phụ tá của ông ta điều hành bằng nắm đấm sắt.
Các thành viên cũ của giáo phái cho biết, nhà truyền giáo này ép họ sử dụng ma túy, làm nô lệ t́nh dục, bỏ đói họ và phải làm việc từ sáng đến tối, 6 ngày một tuần.
"Bạn không thể đến và đi tùy thích. Họ có một ṭa tháp khổng lồ để nh́n thẳng ra đường chính. Luôn có người ở đó để quan sát bằng ống nḥm", ông Duke cho biết và nói thêm rằng, đội an ninh bảo vệ Jonestown sở hữu "súng lớn hơn cả cảnh sát". Họ lục soát những chiếc ô tô và từng chặn một chiếc xe cảnh sát và tuyên bố: "Đây không phải là Guyana, đây là Jonestown".
Hàng trăm người bị "tẩy năo"
Fitz Duke, sống ở làng Port Kaituma gần Jonestown đứng trước một bia tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát rùng rợn Jonestown. Ảnh AFP
Sau khi những lời phàn nàn nổi lên ở Mỹ về điều kiện sống tồi tệ ở Jonestown, nghị sĩ Mỹ Leo Ryan đă đến Jonestown vào ngày 17/11/1978 để điều tra.
Một ngày sau, khi chuẩn bị lên máy bay về nước, nghị sĩ Ryan bị người của Jones bắn chết trên đường băng. Lănh đạo giáo phái này cũng ra lệnh giết ba nhà báo và một thành viên giáo phái muốn rời đi.
Jones từ lâu thường xuyên cảnh báo những tín đồ theo ông ta về một cuộc tấn công sắp xảy ra của chính phủ Mỹ. Jones đă nói với các tin đồ rằng Ryan là một điệp viên CIA và Thủy quân lục chiến Mỹ đang chuẩn bị tấn công Jonestown.
Một đoạn ghi âm dài 45 phút được t́m thấy gần thi thể của Jones đă tiết lộ việc ông ta xúi giục các tín đồ theo ông ta tự sát theo điều mà anh ta gọi là "một hành động cách mạng".
Jones đă ép tín đồ và con cái của họ uống thuốc độc, khiến 914 người lớn và trẻ em thiệt mạng.
“Vẫn c̣n thắc mắc tại sao và bằng cách nào mà một người có thể tẩy năo hàng trăm người khác như vậy", ông Duke nói.
Quá khứ tồi tệ
44 năm sau, vụ thảm sát được nhắc nhớ bằng một phiến đá trắng mang ḍng chữ "tưởng nhớ các nạn nhân của vụ thảm sát Jonestown" trong đám cây cối mọc um tùm. Đó là thứ duy nhất minh chứng cho những điều kinh hoàng từng xảy ra tại địa điểm này.
Biển chỉ dẫn ở lối vào cộng đồng đă được dựng lên để thay thế các tấm biển cũ. Ông Duke hiện nằm trong số những người muốn vụ thảm sát bị lăng quên.
"Tôi cảm thấy rằng vụ thảm sát đă làm cho đất nước của chúng tôi thực sự, thực sự tồi tệ. Nó đưa Guyana lên bản đồ v́ những lư do tồi tệ. Họ nên xóa bỏ nó. Họ nên giao đất cho nông dân để canh tác", ông Duke nói.
Trong khi đó, chính quyền địa phương không muốn lên tiếng về vụ thảm sát.
Tuy nhiên, một quan chức đối lập ở làng Port Kaituma tên là Tiffnie Daniels, 31 tuổi cho biết cô muốn biến khu vực trở thành điểm du lịch - nơi du khách có thể "hiểu chuyện ǵ đă xảy ra".
"Nơi đó chỉ có tượng đài và rừng rậm. Nhưng trẻ em hoặc mọi người có thể tham quan nó như một địa điểm du lịch. Nơi đó có một kư ức tồi tệ, nhưng đó cũng là lịch sử", Daniels cho biết.
VietBF@ sưu tập