Sau khi xem xét toàn diện về an ninh quốc gia, chính phủ Hà Lan quyết định đưa một số mẫu máy chiếu tia cực tím sâu (DUV) kiểu mới nhất vào danh sách quản chế xuất khẩu sang Trung Quốc trước mùa hè này.Đây là động thái của Hà Lan đáp lại yêu cầu của Mỹ về quản chế chip đối với Trung Quốc. Trước đó, Hà Lan đă cấm xuất khẩu máy quang khắc tia cực tím (EUV) tiên tiến nhất cho Trung Quốc. Bộ trưởng Thương mại Hà Lan Liesje Schreinemacher ngày 17/3 đă đưa ra tuyên bố trên; bà Schleinermacher cũng tiết lộ rằng Nhật Bản dự kiến cũng sẽ sớm ban hành các hạn chế đối với xuất khẩu chip sang Trung Quốc tương tự như Hà Lan.
Theo tin của tờ Nihon Keizai Shimbun, bà Schleinermacher ngày 8/3 đă gửi thư tới Quốc hội Hà Lan, tŕnh bày các biện pháp mới để mở rộng kiểm soát xuất khẩu với Trung Quốc. Bức thư viết: “Dựa trên các lư do an ninh quốc gia và quốc tế, Hà Lan cho rằng cần phải quản chế việc xuất khẩu công nghệ này càng sớm càng tốt”.
Trước đây, Hà Lan đă hạn chế xuất khẩu sang Trung Quốc máy quang khắc tia cực tím (EUV) tiên tiến nhất, thiết bị rất quan trọng đối với việc sản xuất loại chip tiên tiến nhất thế giới. Hiện tại, công ty duy nhất trên thế giới có thể sản xuất máy quang khắc cực tím là công ty khổng lồ về in khắc chip ASML của Hà Lan. Do đó, ASML đă trở thành tâm điểm của cuộc chiến chip giữa Mỹ và Trung Quốc.
Bà Schleinermacher cho biết mặc dù máy chiếu tia cực tím sâu (DUV) không tiên tiến bằng máy quang khắc tia cực tím (EUV), nhưng thiết bị và chip mà nó sản xuất ra vẫn có thể được sử dụng cho mục đích quân sự. Bà nhấn mạnh rằng các biện pháp liên quan của Hà Lan không nhắm cụ thể vào Trung Quốc, mà "các quốc gia dân chủ chúng ta thực sự cần phải hợp tác khi nói đến an ninh quốc gia và hạn chế một số công nghệ rơi vào tay kẻ xấu".Bà Schleinermacher cũng kêu gọi: "Khi liên quan đến hạn chế những mặt hàng xuất khẩu này, chúng tôi hy vọng rằng càng nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia dân chủ, sẽ tham gia, càng nhiều càng tốt."Vào thời điểm Trung Quốc đẩy mạnh các hành động quân sự với Đài Loan và ở Biển Đông, Mỹ đă đẩy mạnh các hạn chế đối với sự phát triển quân sự của Bắc Kinh. Vào tháng 10/2022, chính quyền Joe Biden đă đưa ra các hạn chế xuất khẩu chip toàn diện đối với Trung Quốc và hạn chế người Mỹ đến Trung Quốc để giúp phát triển chip tiên tiến.
Kể từ đó, thỉnh thoảng có thông tin nói rằng Mỹ đang cố gắng thuyết phục các đồng minh của ḿnh, đặc biệt là các cường quốc chip Hà Lan và Nhật Bản cùng tham gia vào việc ngăn Trung Quốc phát triển hơn ngành công nghiệp chip của riêng ḿnh. Đầu năm nay, có thông tin Mỹ, Nhật Bản và Hà Lan đă đạt được thỏa thuận về nguyên tắc cùng nhau ngăn chặn ngành công nghiệp chip của Trung Quốc. Ba quốc gia này là nguồn cung cấp máy móc chế tạo chip lớn nhất thế giới, cần thiết để sản xuất chất bán dẫn tiên tiến hàng đầu thế giới.
Lần này, chính phủ Hà Lan đă đi đầu trong việc tuyên bố hợp tác với Mỹ và Nhật Bản cũng đang xem xét các biện pháp liên quan. Theo bà Schleinermacher, Nhật Bản cũng dự kiến sẽ thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu tương tự như Hà Lan. Bà nói: "Tôi rất sẵn sàng đối thoại và thảo luận về vấn đề này với thái độ rất cởi mở, để xem liệu có bất kỳ thiếu sót hoặc điểm mù nào mà chúng tôi chưa nghĩ đến hay không”. Theo tin của Hăng thông tấn Kyodo của Nhật Bản hồi tháng 2 trước đó, chính phủ Nhật Bản đang chuẩn bị sửa đổi các quy định về ngoại hối liên quan để bắt đầu hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip cao cấp sang Trung Quốc từ mùa xuân này.
ASML là công ty công nghệ lớn nhất châu Âu tính theo giá trị thị trường. Sản phẩm của nhà sản xuất máy khắc chip số 1 thế giới này sản xuất chip giống như máy in. Các nhà sản xuất chip hàng đầu thế giới như TSMC, Intel và Samsung đều cần đến thiết bị của ASML để sản xuất chip. Các máy quang khắc do Nikon và Tokyo Electronics của Nhật Bản sản xuất không tiên tiến được như máy của ASML.
Trong một tuyên bố vào ngày 8/3, ASML cho biết các biện pháp này "không có tác động đáng kể" đến triển vọng tài chính của công ty này trong năm 2023 hoặc lâu dài hơn.
|