Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác như Ấn Độ, Indonesia đang được coi như “những mỏ vàng” tiếp theo của Apple.
Việc Apple mở cửa hàng trực tuyến tại Việt Nam, theo giới quan sát, là động thái cho thấy tầm quan trọng ngày càng lớn của các thị trường mới nổi đối với nhà sản xuất iPhone sau những thành công hàng thập kỷ tại Trung Quốc.
Lư do Apple đặc biệt quan tâm hơn đến Việt Nam:
Công ty nghiên cứu thị trường Counterpoint Research vừa có báo cáo cho biết, lượng smartphone tiêu thụ ở 5 nước Đông Nam Á (gồm Indonesia, Thái Lan, Philippines, Việt Nam và Malaysia) đă giảm trung b́nh 13% so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, Việt Nam là nước sụt giảm mạnh nhất với khoảng 30% so với quư 1/2022. Xếp tiếp theo lần lượt là Malaysia (giảm 29%), Philippines (giảm 10%), Indonesia (giảm 7%) và Thái Lan (giảm 1%).
Counterpoint Research cho rằng, nguyên nhân dẫn đến t́nh trạng trên là do nhu cầu thấp của thị trường và sự sụt giảm theo mùa.
Theo đó, thị trường Việt Nam đă nhận được lượng hàng smartphone khá lớn từ quư 4/2022. Do đó, các nhà sản xuất cần giảm sản lượng trong quư đầu năm 2023 để phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, nhu cầu mua sắm iPhone ở Việt Nam cho thấy tiềm năng rất lớn của đất nước này.
"Việt Nam là thị trường mà iPhone đang có sự tăng trưởng mạnh. Nhu cầu đối với các ḍng sản phẩm như iPhone 13 và iPhone 14 vẫn rất tốt trong giai đoạn quư I/2023", báo cáo Counterpoint Research chỉ rơ.
Như Sputnik thông tin, ngày 18/5 vừa qua, Apple Store online đă chính thức đi vào hoạt động tại Việt Nam. Trên trang cửa hàng trực tuyến của Apple, khách hàng Việt giờ đây đă có thể mua sắm đầy đủ các dải sản phẩm của Apple, từ iPhone, iPad, MacBook, Apple Watch, AirPods cho tới chương tŕnh AppleCare+.
Điều này cho thấy Apple đang ngày càng quan tâm đến thị trường Việt Nam. Nó cũng là minh chứng rơ ràng cho việc thị trường Việt Nam có tiềm năng tăng trưởng và phát triển trong dài hạn, đă được Apple công nhận.
Ngoài Việt Nam, Indonesia cũng là nước ghi nhận sự tăng trưởng về doanh số bán iPhone. Trong quư đầu năm nay, doanh số iPhone tại 5 quốc gia Đông Nam Á nói trên đă tăng 18% so với cùng kỳ năm 2022.
Apple là thương hiệu duy nhất tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn này. Trái lại, các thương hiệu smartphone Android đều ghi nhận sự sụt giảm với Vivo (26%), Samsung (16%), Xiaomi (13%), Oppo (10%) và Realme (5%).
Cũng theo báo cáo của Counterpoint Research, phân khúc smartphone tầm trung đến cao cấp (200 - 600 USD) đang chịu sự ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi đó, phân khúc smartphone cao cấp (600 USD trở lên) vẫn tiếp tục tăng trưởng 4% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Phân khúc smartphone giá rẻ đang phục hồi nhưng chưa đạt được kỳ vọng. Khách hàng ở phân khúc tầm trung lại thắt chặt chi tiêu, hạn chế mua sắm", chuyên gia phân tích cấp cao Glen Cardoza của Counterpoint Research nhấn mạnh.
Ông Cardoza nhận định, người dùng ở phân khúc cao cấp hầu như không bị ảnh hưởng bởi t́nh h́nh kinh tế. Khách hàng ở phân khúc này thường lựa chọn các sản phẩm thuộc ḍng Galaxy S, smartphone màn h́nh gập hoặc iPhone.