Các chiếc smartphone đắt tiền "trần" y như lúc mới đập hộp, không cần ốp lưng bảo vệ truyền đi thông điệp: người chủ giàu có không sợ làm hỏng, v́ họ có thể dễ dàng mua lại.
"Quiet luxury" (sang trọng thầm lặng) là xu hướng nổi bật nhất mạng xă hội ở thời điểm hiện tại. Theo Fortune, thuật ngữ này gói trọn hàm ư rằng giới siêu giàu thường tránh xa các thương hiệu và logo hào nhoáng, thay vào đó là chọn trang phục hay xe cộ tối giản, tinh tế và kín đáo hơn.
C̣n theo Time, một dấu hiệu khác của sự giàu có thầm lặng đến từ những cá nhân có giá trị tài sản ṛng cá nhân cực cao là họ không bao giờ sử dụng ốp cho chiếc điện thoại thông minh.
Việc người giàu không dùng case cho điện thoại là chi tiết không mấy ai chú ư tới, song ví dụ dễ dàng thấy ở nhiều nơi.
Trên phim ảnh truyền h́nh, trong series Succession đang được quan tâm, những đứa trẻ nhà Roy luôn cầm trên tay chiếc smartphone "trần" như lúc vừa được đập hộp ra. Các bà mẹ và người vợ nội trợ giàu có trong series The White Lotus cho đến những thương nhân giàu có trong series Billions cũng tương tự.
Ngoài đời thực, những triệu phú, các cá nhân siêu giàu cũng được phát hiện cầm điện thoại thiếu đi chiếc ốp bảo vệ, ví dụ như tỷ phú Elon Musk, Jeff Bezos hay rapper Jay-Z.
Jay-Z cầm trên tay chiếc iPhone "trần" khi xuất hiện tại sân vận động SoFi ở Inglewood, California vào tháng 2/2022. Ảnh: Sports Illustrated.
Đeo ốp phá hỏng vẻ đẹp của điện thoại
Thông thường, case lưng điện thoại là phụ kiện được sử dụng để bảo vệ vỏ ngoài điện thoại, tránh các tác nhân gây trầy xước, bụi bẩn và giảm tác động khi va chạm vào vật cứng.
Ngoài ra, ốp lưng cũng được coi như một loại phụ kiện thời trang, khiến điện thoại trở nên bắt mắt hơn.
Số đông ưa chuộng loại sản phẩm này, dùng thường xuyên và thậm chí c̣n mua với số lượng nhiều để thay đổi liên tục. Verified Market Research, một công ty nghiên cứu và tư vấn, dự đoán rằng thị trường toàn cầu cho ốp điện thoại sẽ tăng lên 35,81 tỷ USD vào năm 2028, tăng từ 21,61 tỷ USD vào năm 2020.
Tuy nhiên, người giàu có những lư do riêng để từ chối lắp một chiếc case vào đằng sau smartphone của họ. Nó có thể đến từ việc tôn trọng thiết kế nguyên bản của nhà sản xuất.
Đối với Rocio Martinez, 31 tuổi, một giám đốc ở Boston (Mỹ), sau nhiều lần làm hư hỏng smartphone, cô coi chiếc ốp lưng và miếng dán cường lực là hai thứ không thể thiếu.
“Bạn không quá coi trọng điện thoại của ḿnh cho đến khi bạn phải mua một chiếc mới với giá hơn 1.000 USD. Đôi khi tôi không muốn sử dụng ốp lưng, nhưng tôi sẽ thấy lo lắng nếu không có nó”.
Tuy nhiên, một số người cho rằng rủi ro thiệt hại xứng đáng với "phần thưởng thẩm mỹ".
Trong bài viết The case for caseless iPhones trên Vox, tác giả Maria Teresa Hart cho biết sếp cũ của cô là người rất phản đối chuyện đeo ốp cho iPhone.
"Anh ấy kẹp chiếc iPhone vào giữa hai ngón tay và nói rằng những người làm ra nó đă phải t́m rất nhiều cách để chiếc điện thoại ngày càng mỏng hơn, vậy nên đeo lên một case dày sẽ phá hỏng mục đích ban đầu đó", Hart kể lại.
Thomaï Serdari, giám đốc chương tŕnh MBA về thời trang của Đại học New York, nói rằng việc không sử dụng ốp lưng điện thoại có thể là một cách truyền đạt thông điệp về cả đẳng cấp và giá trị.
Ở mức độ bề ngoài nhất, cô tin rằng việc mang theo một chiếc điện thoại thông minh mà không có ốp lưng thể hiện sự đánh giá cao về thiết kế. “Bản thân nó đă đẹp rồi, vậy tại sao bạn lại cần thêm ốp lưng?”, cô đặt câu hỏi.
Serdari ví smartphone với đồng hồ hàng hiệu, gợi ư rằng cả hai đều có thể phản ánh sở thích của chủ sở hữu.
“Thường th́ những chiếc ốp lưng đến từ các thương hiệu thời trang sẽ có những chi tiết, logo nổi bật. Nó đi ngược lại gu tinh tế”.
Không sợ hỏng
Điều này có vẻ trái ngược với suy nghĩ cần bảo vệ màn h́nh của của số đông bởi chi phí sửa chữa tốn một khoản đáng kể. Ngoài ra, khó có ai dám khẳng định họ không hề lo sợ những giây phút vụng về, bất cẩn khiến điện thoại bị đánh rơi khỏi tay, gây va đập.
Về điều này, Hart lư giải thêm: "Thông điệp của những người không dùng ốp là 'Tôi không sợ làm hỏng, và ngay cả nếu tôi rơi vào trường hợp như thế, cũng không sao cả bởi tôi có thể dễ dàng thay cái mới"'.
Melissa Cepeda, một nhân viên kế toán 31 tuổi ở Los Angeles, đă thay đổi qua nhiều đời iPhone, song vẫn nhất quyết nói "không" với vỏ, ốp.
“Đó là kiểu dáng đẹp tổng thể của nó. Các thiết kế túi có xu hướng nhỏ gọn, do đó điện thoại với vỏ dày cộp sẽ không phù hợp. Tôi vừa mua một chiếc ví vừa đủ cho giấy tờ tùy thân, ch́a khóa và thẻ tín dụng của ḿnh”, cô nói.
Trong khi nhiều case điện thoại thông minh có chức năng như một chiếc ví, bao gồm cả những chiếc ví thiết kế đắt tiền từ các thương hiệu như Prada, th́ giới siêu giàu không hẳn có thói quen mang theo nhiều tiền mặt.
Tương tự, một người có tài xế riêng đưa đón không cần một chiếc khe nhỏ tiện lợi để cất thẻ đi phương tiện công cộng. Hoặc những ai sống trong một ṭa nhà sang trọng với người gác cửa sẽ không cần phải mang theo một nắm ch́a khóa, và do đó không lo lắng về việc làm xước điện thoại của họ trong túi hoặc ví.
VietBF@sưu tập