Các nhà khoa học sử dụng lớp băng vĩnh cửu lâu đời thứ hai từng được phát hiện để tái tạo lại khí hậu cổ đại của Trái Đất.
Miệng núi lửa Batagay là megaslump lớn nhất được biết đến trên Trái Đất. (Ảnh: Alexander Kizyakov)
Các nhà khoa học đă phát hiện ra phần mặt đất bị đóng băng trong 650.000 năm ở Siberia là lớp băng vĩnh cửu. Đây cũng là lớp băng vĩnh cửu lâu đời thứ hai từng được biết đến trên Trái Đất.
Các nhà nghiên cứu đă lấy mẫu từ Batagay megaslump, một phần sườn đồi khổng lồ sụp đổ ở vùng cao Yana phía bắc Yakutia, Nga, được người dân địa phương gọi là "cổng vào thế giới ngầm". Thomas Opel, nhà khí hậu học tại Viện Alfred Wegener, Đức, cho biết 80% tầng đất ở khu vực này là băng, v́ vậy phần lớn lượng băng tan đă khiến trầm tích ở sườn đồi sụp đổ.
Opel cho rằng Batagay rất quan trọng v́ trầm tích của nó lưu giữ môi trường và khí hậu cổ đại trong một thời gian kỷ lục: “Bây giờ có thể chúng tôi chỉ cần thêm một địa điểm khác vào bản đồ để thực sự bắt đầu tái tạo lại khí hậu và môi trường trong khoảng thời gian này".
VietBF@ sưu tập