Để hoàn thiện khâu thêu thùa, một chiếc long bào cần tới 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng, chỉ bạc lên áo.
Ở triều đại phong kiến, Hoàng đế đứng đầu một nước, là chân mệnh thiên tử có quyền hạn ngút trời nên mọi thứ của vua đều quư giá. Mọi món đồ của nhà vua từ màu sắc cho đến chất liệu, hoa văn trên đó không ai được phép dùng. Từng đường kim mũi chỉ trên chiếc long bào của các vị hoàng đế đều có quy định rơ ràng.
Hoa văn trên long bào của Hoàng đế
Hoa văn chủ yếu trên long bào là văn rồng như cái tên của nó. Trong đó, bốn con chính long thêu ở trước, lưng và hai vai. Vạt trước và sau long bào th́ mỗi vạt có hai con hành long. Như vậy nh́n từ trước hay sau đều thấy năm con rồng, hàm ư sự tôn quư (cửu ngũ). Con rồng cuối cùng này thêu bên trong vạt trước, muốn trông thấy phải vén vạt áo lên mới được.
Ngoài chín con rồng ở trên th́ văn rồng c̣n thể hiện trong những h́nh rồng nhỏ ở cổ áo, eo và cổ tay áo. C̣n vô số đường uốn lượn dưới long bào gọi là “chân nước”. Trên chân nước thêu rất nhiều gợn sóng cuồn cuộn, c̣n báu vật đá dựng đứng gọi là “hải thủy giang nhai”, không chỉ tượng trưng cho may mắn bất tận mà c̣n hàm nghĩa “thống nhất giang sơn”, “măi măi thái b́nh”.
Ngoài ra, trên long bào c̣n có những hoa văn khác như văn phụng, văn mẫu đơn phú quư, văn ngọc tỉ, ở quanh văn rồng c̣n có văn mây ngũ sắc, văn dơi đỏ, văn thập nhị chương (nhật, nguyệt, tinh thần, sơn, long, hoa trùng, tông di, tảo, hỏa, phấn mễ, phủ, phất) tượng trưng cho điều lành. Mây ngũ sắc là hoa văn trang trí thường thấy, tượng trưng cho may mắn; văn dơi màu đỏ là tượng trưng cho “phúc lớn”, cũng là hoa văn trang trí không thể thiếu trên long bào.
Cần thời gian ba năm mới chế tác xong một bộ long bào
Để hoàn thành một chiếc áo long bào, các thợ thủ công phải mất 3 năm. Triều đ́nh Trung Hoa có hẳn phường may chuyên dụng chuyên may y phục cho các thành viên trong hoàng tộc.
Riêng với long bào, kiểu mẫu và đường nếp phải nhận được sự chấp thuận của hoàng đế và các vị đại thần mới được phép hoàn thành kiểu mẫu. Sau đó, mẫu thiết kế này sẽ được chuyển giao cho các thợ làm lụa, một thợ thủ công sẽ cắt vải và sẽ chuyển đến một thợ may tiếp theo để hoàn tất phần thô của chiếc áo long bào. Sau cùng, chiếc áo sẽ được chuyển tới phường thêu để các nghệ nhân thực hiện khâu thêm các họa tiết.
Những chiếc long bào của nhà vua đều được dùng bằng các loại chỉ đắt đỏ nhất để thêu, thậm chí có loại chỉ được làm từ vàng thật. Để hoàn thiện khâu thêu thùa, một chiếc long bào cần tới 500 thợ thủ công và thợ thêu để khâu áo và 40 thợ khác để thêu chỉ vàng, chỉ bạc lên áo.
Long bào cũng được may thành nhiều mẫu khác nhau để sử dụng tương ứng cho từng loại thời tiết. Tùy vào t́nh h́nh thời tiết mà sẽ có áo lót bên trong hay không. Chúng được làm bằng những chất liệu khác nhau như lụa, da thuộc hay vải sợi.
Triều đ́nh phong kiến có quy định mỗi một loại được dùng cho một dịp đặc biệt. Ví dụ như long bào dùng đi du ngoạn, vào những ngày thời tiết xấu và thậm chí những bộ chỉ dùng khi ăn và ra ngoài trời. Những chiếc áo long bào được dùng trong những ngày lễ trọng đại thường có hoạ tiết con rồng vàng.Với mỗi chiếc áo long bào, hoàng đế cũng sẽ đeo đai và mũ phù hợp.
VietBF@ Sưu tập