Nằm sâu dưới đáy biển, trong sông băng hay dưới lòng đất, nhiều đường hầm trên thế giới được ví như kỳ quan kỹ thuật ấn tượng.
Với chiều dài 57 km, Gotthard, Thụy Sĩ là hầm đường sắt dài và sâu nhất thế giới, giúp tăng cường lưu thông hàng bên dưới dãy Alps. Tàu chở khách giữa những thành phố lớn của Thụy Sĩ cũng chạy qua đây, ở độ sâu 2.450 m
Lærdal hay Lærdalstunnelen là hầm đường bộ dài nhất thế giới với độ dài 24,5 km, tạo ra tuyến đường nhanh nhất giữa Oslo và Bergen, cứ 6 km đội ngũ kỹ sư lại chạm trổ đá, lắp đèn màu xanh dương và vàng đặc biệt được thiết kế để mô phỏng bình minh
Đường hầm eo biển Manche, Anh - Pháp dài 50 km nằm sâu ở 75 m bên dưới đáy biển, giúp hành khách đi lại giữa London và Paris trong hơn 2 giờ
Đường hầm Seikan, Nhật Bản là một thành tựu kỹ thuật nổi bật với chiều dài 53,85 km, nối liền Honshu (đảo lớn nhất của Nhật Bản) với đảo Hokkaido ở phía bắc
SMART, Kuala Lumpur, Malaysia là đường hầm chức năng kép đầu tiên trên thế giới, bao gồm một hầm chuyển dòng nước mưa và đường cao tốc hai tầng. Tháng 12/2021, SMART chuyển dòng 5 triệu m3 nước lũ trong đợt mưa lớn ở thủ đô Malaysia
Đường hầm Quách Lượng dài 1.250 m, nằm ở độ cao 1.700 m tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc nằm bên vách đá dốc đứng ở dãy núi Thái Hằng, đục đẽo hoàn toàn thủ công bằng tay, đường hầm quanh co lên xuống khó lường trước
Đường hầm sông băng Langjokull, Iceland là công trình băng nhân tạo lớn nhất thế giới, càng đi sâu vào đường hầm, băng càng ngả màu xanh dương, màu sắc thay đổi do độ tuổi lớp băng.