Dương Quý Phi với cái chết vô cùng bi thảm - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > History | Lịch Sử


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Dương Quý Phi với cái chết vô cùng bi thảm
Dưới sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng xử tử Dương Quý Phi, cô bị xiết cổ chết, lúc chết Dương Quý Phi 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.

Cái chết bi thảm của Dương Quý Phi
Từ khi Đường Minh Hoàng có Dương Quý Phi bên cạnh đã bỏ bê triều chính, mọi việc lớn nhỏ giao cho anh họ bà con của Dương Quý Phi là thừa tướng Dương Quốc Trung lo liệu, nên gây ra cảnh lộng quyền, hơn nữa, cũng vì muốn đoạt người đẹp về tay mình, nên An Lộc Sơn dấy binh tạo phản vào năm 755 để cướp ngôi lẫn cướp người đẹp.

Đường Huyền Tông cùng Dương Quý Phi chạy sang Tứ Xuyên lánh nạn. Trên đường đi, quân lính đổ mọi tội lỗi lên đầu Dương Quý Phi, cho rằng chính người đẹp đã dùng sắc đẹp mê hoặc vua chúa, khiến ông bỏ bê triều chính, cũng là vì sắc đẹp mới có để An Lộc Sơn phải dấy binh tạo phản.

Dưới sức ép của binh lính, buộc Đường Minh Hoàng xử tử Dương Quý Phi, cô bị xiết cổ chết, lúc chết Dương Quý Phi 38 tuổi. Sau khi chết, xác quý phi chỉ là chôn vội ven đường, sau đó binh lính hành quân tiếp.


Binh lính ép Đường Minh Hoàng xử tử Dương Quý Phi.

Có hai dòng quan điểm chính xoay quanh vấn đề "định tội" Dương Quý phi trước những biến cố của Đường triều.

Quan điểm thứ nhất cho rằng: "hồng nhan" chính là đại họa. Những người theo ý kiến này cũng một mực khẳng định Dương Quý phi dụ dỗ Hoàng đế, hại nước, hại dân, có chết cũng không đền hết tội. Quan điểm đối lập lại chỉ ra: "hồng nhan" vô tội, bởi bản thân nàng cũng là một nạn nhân của thời thế. Những người này bênh vực cho Ngọc Hoàn, khẳng định Quý phi là một cô gái yếu đuối, số phận của nàng cũng chỉ là một quân cờ hi sinh trên bàn cờ chính trị mà thôi. Như vậy, có thể thấy rõ: quan điểm thứ nhất một mặt định tội cho Dương Quý phi, mặt khác lại ngầm đề cao năng lực của "mỹ nữ".

Xưa nay có câu: Đàn ông chinh phục cả thế giới để chinh phục người đẹp, mà người đẹp lại thông qua việc chinh phục đàn ông để nắm lấy cả thế giới. Đường Huyền Tông một đời anh hùng, nhưng cuối cùng vẫn phải khuất phục dưới gấu váy mỹ nhân là vì vậy.

Nhờ vị quý phi họ Dương được sủng ái, Dương Quốc Trung, Vi Kiến Tố, Ngụy Phương mới dựa vào nàng mà thâu tóm được quyền lực trong triều đình.

Cũng theo lý luận trên đây, Dương Quý phi chính là một nhân vật gián tiếp có ảnh hưởng đến chính trị. Nàng đã khuyên Huyền Tông xuất chinh và nhập Thục. Hai hành động này của nhà vua đã đủ để chứng minh sức ảnh hưởng từ Ngọc Hoàn.

Trong khi các đại thần túc trí, đa mưu đều không thuyết phục được Hoàng đế thì đôi ba câu của người đẹp lại có thể nhanh chóng trở thành quyết sách. Vậy mới thấy, mặc dù đứng ngoài chính trị, nhưng Dương Quý phi hoàn toàn có năng lực tác động tới việc triều chính của nhà Đường lúc bấy giờ.

Đó chính là thứ gọi là "họa hồng nhan", là "năng lực của mỹ nữ" mà quan điểm thứ nhất thể hiện.

Ngược lại, quan điểm thứ hai tuy bênh vực Dương Quý phi nhưng cũng đồng nghĩa với việc đánh giá không cao năng lực của mỹ nữ.

Chủ nghĩa Mác-Lênin từng khẳng định: Nguyên nhân bên trong bao giờ cũng quyết định sự hình thành, tồn tại và phát triển của các kết cấu vật chất. Còn nguyên nhân bên ngoài chỉ phát huy được tác dụng thông qua những nguyên nhân bên trong. Vận dụng lý thuyết trên vào Đường Huyền Tông và Dương Quý phi, ta có thể dễ dàng nhận thấy Huyền Tông được xếp vào "nguyên nhân bên trong", còn Quý phi chính là "nguyên nhân bên ngoài". Bởi vậy, ngay cả khi có năng lực ảnh hưởng tới triều chính, những ý kiến của Dương Quý phi vẫn phải được Hoàng đế thông qua mới có thể trở thành hiện thực. Hơn nữa, Huyền Tông là Thiên tử, là Hoàng thượng, là vua của một nước. Ngay cả khi Dương Quý phi có sở hữu dung mạo đẹp hay cốt cách mỹ nhân thì việc gây ảnh hưởng tới quyết sách của nhà vua và cả một vương triều cũng là điều không hề dễ dàng.

Đối với "loạn An Sử", Dương Ngọc Hoàn cũng phải chịu một phần trách nhiệm. Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng đây không phải là trách nhiệm chủ chốt nhất. Quan điểm thứ hai bênh vực Dương Quý phi và coi nhẹ năng lực của mỹ nhân chính là vì những lý lẽ này.

Những quan điểm chính thống về kết cục của Dương Quý phi chủ yếu đến từ "Cựu Đường thư", "Tân Đường thư" và "Tư trị thông giám". Theo đó, sử sách và nhiều tác phẩm văn học vẫn khẳng định Dương Quý phi chết do tự vẫn.

"Đường thư" bản cũ do Lưu Hủ biên soạn, "Tân Đường thư" được chỉnh sửa bởi Âu Dương Tử và "Tư trị thông giám" được Tư Mã Quang biên soạn đều là ba cuốn sách có uy tín trong lịch sử Trung Hoa. Mặc dù miêu tả có một số sai biệt, nhưng ba nguồn sử liệu này đều ghi chép việc Dương Ngọc Hoàn tự vẫn ở sườn núi Mã Ngôi. Bên cạnh đó, đa số những tác phẩm văn học viết về Đường triều như "Trường Hận Ca" (Bạch Cư Dị), "Ngoại truyện Cao Lực Sĩ" (Quách Thực), "An Lộc Sơn sự tích" (Diêu Nhữ Năng)…đều cùng chung ý kiến này.

Tuy nhiên, các dòng quan điểm "không chính thống" lại đưa ra nhiều giả thuyết gây được tiếng vang và thu hút sự chú ý của dư luận nhiều hơn. Những quan điểm này chủ yếu được chia thành hai giả thuyết lớn:

Ý kiến thứ nhất cho rằng Dương Quý phi không phải bỏ mạng vì tự vẫn mà chết trong tay loạn quân. Giả thuyết này được đưa ra sớm nhất từ triều đại nhà Đường, xuất phát bởi một số văn nhân, thi nhân sống cùng thời với Dương Quý phi. Đại biểu lớn nhất của giả thuyết này phải kể tới "Thi thánh" Đỗ Phủ. Trong bài thơ "Ai giang đầu", ông từng viết: "Mắt ngọc mày ngài nay ở đâu, vết máu du hồn về không được." Có thể thấy trong câu thơ của ông xuất hiện chữ "máu". Một số bài thơ của Lý Ích, Đỗ Mục, Trương Hựu… viết về cái chết của Quý phi cũng đều xuất hiện cảnh đổ máu. Nếu có máu chảy, ắt không phải do thắt cổ mà chết. Bản thân Đường Huyền Tông cũng không đủ nhẫn tâm để xuống tay với ái thiếp. Như vậy, giải thích hợp lý nhất chính là việc Ngọc Hoàn bị đám loạn quân giết chết.

Giả thuyết thứ hai cho rằng: Dương Quý phi không chết mà tới Nhật Bản sống đến cuối đời. Đứng đầu quan điểm này chính là người Nhật. Theo đó, Trần Huyền Lễ năm xưa vì thương cảm cho vị quý phi xinh đẹp nên không đành lòng sát hại. Ông bàn với Cao Lực Sĩ, dàn xếp kế sách "thay mận đổi đào", tìm một cung nữ có ngoại hình gần giống Quý phi để thế mạng cho nàng. Sau khi kế hoạch tráo đổi này thành công, Trần Huyền Lễ phái tâm phúc hộ tống Quý phi trốn về Nam Triệu (gần Thượng Hải ngày nay) rồi căng buồm ra biển, cuối cùng cập bến tại thị trấn Yuya (quận Otsu - tỉnh Yamaguchi). Như vậy, điểm khởi đầu và đích đến trong cuộc hành trình "xuất ngoại" của Dương Quý phi rất rõ ràng, khiến nhiều người khó có thể không tin.

Đến nay, tại địa phương này vẫn còn tồn tại một ngọn bảo tháp được khẳng định là mộ của Dương Quý phi. Trong sân của ngôi chùa có ngọn bảo tháp này còn lưu lại hai bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Phật A Di Đà.

Căn cứ theo cuốn "Cố sự truyền từ Trung Hoa" của Nhật Bản, một lá thư trong đó từng ghi chép: Đường Huyền Tông sau khi bình định loạn An Lộc Sơn đã quay về Trường An, vì tưởng nhớ Dương Quý phi nên hạ lệnh cho thân tín vượt biển tìm kiếm, mang theo hai bức tượng Phật của nhà vua để gửi tặng nàng. Quý phi sau khi nhận được cũng tặng trâm ngọc để đáp lễ, sai người đó gửi về cho Huyền Tông.

Như vậy, mặc dù vẫn giữ liên lạc với Tổ quốc, nhưng Dương Quý phi không trở về quê cũ mà ở lại Nhật Bản cho tới cuối đời. Giả thuyết này thậm chí còn có hai bức tượng Phật là bằng chứng lưu lại tới ngày nay.

Năm 1963, một phụ nữ Nhật Bản từng công bố gia phả của dòng họ trên truyền hình và khẳng định mình là hậu duệ của Dương Quý phi. Sự kiện này đã gây nên tiếng vang lớn tại hai nước lúc bấy giờ.

Bên cạnh hai giả thuyết trên, còn có một vài quan điểm nhỏ lẻ khác. Tác giả Du Bình Bá cho rằng Dương Quý phi không chết mà xuất gia. Học giả Đài Loan Ngụy Tụ Hiền trong cuốn "Người Trung Quốc phát hiện châu Mỹ" thì khẳng định Dương Ngọc Hoàn đi tới châu Mỹ.

Chết vì binh đao loạn lạc là do văn nhân, thi nhân nói ra, khó có thể tin được. Thủ pháp văn học rất linh động, thường thường sẽ vì cái đẹp mà hư cấu sự thật.

Bởi vậy kết cục của Quý phi trong những bài thơ của họ tuy vô cùng sinh động, nhưng tính thực tế lại không cao.

Việc vượt biên sang Nhật Bản tuy rằng có bằng chứng, nhưng lại có vẻ khiên cưỡng, gán ghép. Quá nhiều nhân chứng, vật chứng, lại trùng hợp như vậy, chỉ sợ đều là ngụy tạo, do đó cũng không được nhiều người công nhận.

Về phần "xuất gia", "đi tới châu Mỹ", những giả thuyết này nói ra khiến ai nấy đều giật mình, có ý cố tình gây tranh cãi, hiềm nghi, độ tin cậy cũng không được đánh giá cao.

Bởi vậy, cho tới ngày nay, giả thuyết Dương Quý phi tự vẫn ở sườn núi vẫn được hậu thế tin tưởng hơn cả.

Nhưng Dương Ngọc Hoàn dù qua đời hay tiếp tục sống, dù đi Nhật hay đi Mỹ, nàng vẫn được hậu thế nhắc tới như một biểu tượng cho vẻ đẹp của phụ nữ thời Đường nói riêng và phụ nữ Trung Hoa cổ đại nói chung.

VietBF@ sưu tập
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

pizza
R10 Vô Địch Thiên Hạ
Release: 03-10-2024
Reputation: 236539


Profile:
Join Date: Sep 2014
Posts: 94,987
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	501.jpg
Views:	0
Size:	162.2 KB
ID:	2346097
pizza_is_offline
Thanks: 7
Thanked 7,808 Times in 6,938 Posts
Mentioned: 6 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 32 Post(s)
Rep Power: 116 pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10pizza Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List


Những Video hay hiện nay N1
Best Videos around the world today
Youtube Videos

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. Vì một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hãy ghé thăm chúng tôi, hãy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 04:08.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.09596 seconds with 14 queries