Nổi tiếng là một vị Hoàng đế tài ba nhưng Khang Hi cũng là vị vua phong lưu, đa t́nh nhất trong lịch sử với hai giai thoại nổi tiếng là "cửu phi liên châu" và "bát Tần lâm ngữ".
Khang Hi tên thật là Ái Tân Giác La Huyền Diệp (1654 - 1722), là con trai thứ 3 của Thanh Thế Tổ Thuận Trị Hoàng đế, mẹ ông là Hiếu Khang Chương Hoàng hậu Đông Giai thị. Năm 1662, Thuận Trị Đế băng hà, Khang Hi lên ngôi kế vị khi mới 8 tuổi.
Khang Hi nổi tiếng là một vị Hoàng đế tài ba, đă thiết lập sự thịnh trị dài trên 130 năm của nhà Thanh, sau một loạt chiến tranh. Ông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc và được xưng tụng là Khang Hi Đại Đế.
Được xem là bậc minh quân hiếm có với thời gian tại vị kéo dài tới 60 năm, ít ai biết rằng "thiên cổ nhất đế" Khang Hi lại có một đời sống t́nh dục tương đối phóng khoáng, thậm chí c̣n gắn liền với không ít bê bối.
Theo trang Sina, từ thời Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích cho đến trước thời Khang Hi, nhà Thanh chưa có một hệ thống phi tần quy mô và đầy đủ.
Thanh Thái Tông Hoàng Thái Cực, người sáng lập triều đại nhà Thanh, ông nội của Khang Hi, cũng không phải là người quá quan tâm đến hậu cung, cả đời chỉ có 15 người vợ.
Đến thời hoàng đế Thuận Trị, cha của Khang Hi, chế độ phi tần bắt đầu được khôi phục giống như thời nhà Minh. Nhưng chế độ phi tần hoàn chỉnh nhất chỉ thực sự được ghi nhận vào thời Khang Hi.
Theo đó, vua Khang Hi cả đời có 55 người vợ chính thức, gồm 4 hoàng hậu, 3 hoàng 1uư phi, 11 quư phi và 37 phi tần.
Khang Hi chia hậu cung làm 8 cấp bậc. Chẳng hạn, hoàng hậu trong một giai đoạn chỉ có một, xếp sau là một hoàng quư phi, sau nữa là hai quư phi rồi cứ như vậy mở rộng với số lượng nhiều hơn trước. Hàng năm, các phi tần cũng sẽ được cất nhắc để thăng cấp bậc, tạo ra sự cạnh tranh sôi nổi ở hậu cung.
Có thông tin cho rằng, đối với các phi tần thuộc cấp bậc quư nhân, thường tại hay đáp ứng, số lượng thậm chí c̣n không được ghi chép đầy đủ, rơi vào khoảng trên dưới 200 người.
Từ đó về sau, các hoàng đế nhà Thanh nối ngôi đều sử dụng hệ thống phân chia cấp bậc trong hậu cung mà Khang Hi để lại, nhưng cũng không có ai "dám" vượt qua số lượng 55 người vợ của Khang Hi.
Có một câu chuyện kỳ lạ rằng, hễ phi tần nào được sắc phong hoặc chuẩn bị được sắc phong làm hoàng hậu của Khang Hi đều chết sớm. Có 4 phi tần được vinh dự làm hoàng hậu (tính cả sắc phong và truy phong) của vị vua này. Trớ trêu thay, 4 người này đều chết sau khi lên ngôi một thời gian ngắn hoặc chuẩn bị được sắc phong.
Người đầu tiên là Hiếu Thành Nhân hoàng hậu, thuộc gia tộc Hách Xá Lư (1654-1674). Bà là cháu gái của Sách Ni, mẹ của thái tử Dận Nhưng. Tuy nhiên, hoàng hậu Hiếu Thành Nhân v́ khó sinh nên qua đời khi mới 21 tuổi. Bà là hoàng hậu qua đời trẻ nhất triều Thanh, đồng thời là hoàng hậu duy nhất qua đời v́ khó sinh.
Hoàng hậu thứ hai của vua Khang Hy là Hiếu Chiếu Nhân, thuộc gia tộc Nữu Hỗ Lộc (1653-1678). Ḍng họ Nữu Hỗ Lộc, một số dị bản ghi chép lại là "Nữu Hỗ Lỗ", là một trong tám thị tộc Măn quyền lực nhất nhà Thanh.
Hơn ba năm sau khi hoàng hậu Hiếu Thành Nhân qua đời, năm 1677, hoàng đế Khang Hy sắc phong con gái của đại thần Nữu Hỗ Lộc Thị Át Tất Long làm hoàng hậu. Chỉ sau nửa năm làm hoàng hậu, năm 1678, hoàng hậu Hiếu Chiếu Nhân không may qua đời.
Hoàng hậu thứ ba Hiếu Ư Nhân, thuộc gia tộc Đông Giai (?-1689), là người Hoàng Kỳ Măn Châu, con gái Lĩnh thị vệ Nội đại Thần Đông Quốc Duy. Bà là chị họ của vua Khang Hy, em gái Hiếu Khang Trương hoàng hậu, mẹ đẻ vua.
Số phận của hoàng hậu Đông Giai thậm chí c̣n kém may mắn hơn hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc. Năm 1689, khi bà lâm bệnh nặng, hoàng đế Khang Hy nghĩ bà là cháu gái của mẹ, liền sắc phong làm hoàng hậu. Không may, hoàng hậu Đông Giai chỉ lên ngôi một ngày đă qua đời. Kể từ đó, hoàng đế Khang Hy không lập hoàng hậu cho tới khi qua đời.
Hoàng hậu Hiếu Cung Nhân, thuộc gia tộc Ô Nhă (1660-1724) được xem là hoàng hậu thứ tư của Khang Hy. Bà được sắc phong hoàng hậu sau khi vua qua đời. Cuối năm 1678, bà sinh hạ cho Khang Hy một đứa con, tên là Dận Chân, chính là hoàng đế Ung Chính sau này.
Năm 1723, hoàng đế Khang Hy qua đời, con trai của Đức phi, Dận Chân lên kế vị, lấy hiệu Ung Chính. Bà được phong làm Nhân Thọ hoàng thái hậu, trở thành hoàng hậu thứ 4 của vua Khang Hy. Tuy nhiên, chưa tới ngày được sắc phong chính thức, năm 1724, bà qua đời.
Giai thoại cửu phi liên châu nổi tiếng lịch sử của vua Khang Hi
Vua Khang Hi được đánh giá là vị vua phong lưu đa t́nh nhất và háo sắc nhất của nhà Thanh. Có giai thoại cho rằng, Khang Hi đă thực hành chuyện "chăn gối" từ rất sớm. Vào năm 1665, khi mới 12 tuổi, Khang Hi đă cử hành hôn lễ với Hách Xá Lư – cháu gái Ngao Bái, vị đại thần nắm "quyền sinh, quyền sát" trong triều.
Đặc biệt, trong số các phi tần của Khang Hi, có tới 4 cặp chị em, mệnh danh là "Tứ đối tỷ muội hoa" gồm Hoàng hậu Hách Xá Lí và em gái B́nh phi, Nghi phi và muội muội là Quư nhân Quách La Lạc thị, Hiếu Chiêu Hoàng hậu và Ôn Hi Quư phi, Hiếu Nhân Hoàng hậu và Đông Quư phi. "Tứ đối tỷ muội hoa" này thường xuyên cùng nhau hầu hạ Khang Hi chuyện pḥng the.
Do hậu phi quá đông nên vị vua này từng "tranh thủ" lâm hạnh tới 9 phi tử trong một đêm và dân gian gọi đó là giai thoại "Cửu phi liên châu". 9 phi này bao gồm Tuệ phi, B́nh phi, Lương phi, Vinh phi, Tuyên phi, Thuận Ư Mật phi, Thành phi, Thuần Dụ Cần phi và Huệ phi.
Giai thoại "bát Tần lâm ngữ" cũng diễn ra tương tự như vậy, chỉ khác ở chỗ số sủng phi thị tẩm trong đêm ấy là 8 người đều cùng mang Tần vị.
Theo Sina, các đại thần nhà Thanh biết sở thích phóng túng cũng như sự cường tráng của hoàng đế, nên thay nhau tiến cử các con em trong ḍng tộc, thông qua các cuộc thi tuyển chọn để bổ sung vào hậu cung. Có lần đi tuần tra Giang Nam, Khang Hi v́ say đắm vẻ đẹp của một nữ nhân mà ra lệnh được đặc cách vào hậu cung.
Hoàng đế tổng cộng có 25 hoàng tử và 20 công chúa. Số lượng nữ nhân trong hậu cung mà Khang Hi để lại sau khi qua đời là rất lớn.
Sina cho rằng, hoàng đế Ung Chính sau khi nối ngôi, v́ để bảo vệ thanh danh cho cha, đă yêu cầu quan viên nội phủ xử lư hồ sơ trong hậu cung một cách thận trọng. Cuối cùng, số phi tần chính thức được lưu trong sử sách chỉ là 55 người.
Theo nhận định của các sử gia Trung Quốc, đối với vai tṛ trị quốc, Khang Hi là hoàng đế thông minh, tài hoa, cẩn thận, cần cù can đảm và cầm quân giỏi, biết lo cho dân. Nhưng chốn hậu cung, Khang Hi không phải là người kiểm soát tốt ham muốn của bản thân, cho đến cuối đời vẫn ngày đêm gần gũi với các phi tần. Hoàng đế cũng không quyết đoán trong việc lựa chọn thái tử nối ngôi, dẫn đến việc các hoàng tử chia bè kết phái nhằm chiếm đoạt vương vị. Sự kiện này trong sử sách được gọi là cửu tử đoạt đích hay 9 hoàng tử tranh giành ngôi báu.
VietBF@ Sưu tập