Điều này sẽ trở thành sư thực khi một công ty Ấn Độ nghiên cứu thành công phương pháp biến CO2 thành baking soda (bột nở). Công ty này sẽ dùng một dung môi đễ bẫy CO2 và chuyển nó thành dạng ít hoạt động hơn. Sau đó, họ sẽ tiến hành các dạng thức khác để biến thành bột nở.
Công ty CarbonClean đang sử dụng công nghệ mới để thu giữ hơn 66.000 tấn carbon mỗi năm thải ra từ nồi hơi đốt than tại một nhà máy nhiệt điện chạy bằng than ở thành phố Tuticorin, Ấn Độ, và sử dụng nó để làm baking soda (NaHCO3), hay còn gọi là bột nở, Popular Mechanics hôm 5/1 đưa tin.
Giống như hầu hết công nghệ thu giữ CO2 khác, CarbonClean dùng một dung môi để bẫy CO2 và chuyển nó thành dạng ít hoạt động hơn. Loại dung môi công nghiệp phổ biến nhất để thu giữ CO2 là amine. Trong khi đó, dung môi CarbonClean dùng là một chất hóa học mới hiệu quả hơn, rẻ hơn và ít bị hao tổn.
Hiệu quả kinh tế do dung môi mới mang lại giúp CarbonClean xây dựng nhà máy thu giữ CO2 đầu tiên trên thế giới hoạt động mà không cần trợ cấp của chính phủ. Sản phẩm baking soda tạo ra được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như sản xuất chất tẩy rửa, thủy tinh và dược phẩm.
CarbonClean ước tính khoảng 5 - 10% lượng carbon thải ra từ nhà máy nhiệt điện có thể được lưu trữ bằng công nghệ của họ. Nếu các nhà máy nhiệt điện trên toàn thế giới áp dụng công nghệ này, lượng CO2 phát thải vào khí quyển trong tương lai sẽ giảm đáng kể.