Bộ phận này trên người là nơi mà ít người vệ sinh mất. Cơ bản v́ chẳng ai nghĩ ra cách làm sạch cả. Đó chính là chiếc rốn mà từ khi sinh ra nó đă có rồi.
Về mặt kỹ thuật, chiếc rốn chỉ là một vết sẹo trên cơ thể con người, được h́nh thành từ mô sẹo của dây rốn. Khi bác sĩ cắt dây, một gốc da nhỏ được giữ lại, khi gốc dây teo đi, rụng khỏi cơ thể bạn, chiếc rốn sẽ thành h́nh.
Có một thực tế là chúng ta thường rất ít khi vệ sinh rốn dù tắm rửa hàng ngày mà chỉ tập trung vào các bộ phận khác trên cơ thể. Mà cũng có thể nói, họa hoằn lắm bạn mới "lau chùi" rốn.
Một số người thậm chí c̣n để bụi bặm tích tụ cả đống tại rốn. Điều này có thể dẫn tới nhiễm nấm, gây kích ứng, nhiễm trùng và nhiều vấn đề sức khỏe khác mà chúng ta không ngờ tới.
Tất nhiên, bạn không cần phải vệ sinh rốn hàng ngày. Nhưng thi thoảng, bạn vẫn phải làm sạch bộ phận này để tránh những hậu quả đáng tiếc. Dưới đây là một số sự thật về rốn mà có thể bạn không biết:
Rốn có nhiều vi khuẩn và xơ
Trung b́nh có hơn 65 loại vi sinh vật (vi khuẩn) khác nhau cư trú ở rốn nhưng may mắn là những loại vi khuẩn đó hoàn toàn vô hại. Trên thực tế, rốn cũng tích tụ tàn dư của xà bông, bụi bẩn, mảnh vụn, mồ hôi và tế bào chết.
Đàn ông có nhiều xơ rốn hơn phụ nữ. Một nghiên cứu cũng phát hiện ra, xơ rốn chủ yếu là tóc mỏng, các tế bào da chết, sợi mỏng được liên kết bởi những chất bẩn trên cơ thể con người.
Nấm ở rốn
Cả đàn ông và phụ nữ đều có thể bị nhiễm nấm ở rốn. Một số em bé có thể bị bệnh này nếu mẹ bị nhiễm nấm vào thời điểm sinh con.
Dấu hiệu nhận biết rốn bị nấm
Làm thế nào để biết bạn nhiễm nấm ở rốn? Đó là khi bạn thấy xuất hiện các triệu chứng như sưng đỏ, ngứa ngáy, mùi hôi, đau hoặc chảy dịch. Lúc đó, bạn cần đi khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Cách làm sạch rốn
Bạn có thể làm sạch rốn với bông g̣n. Nhỏ vài giọt cồn vào miếng bông g̣n rồi nhẹ nhàng lau sạch bụi bẩn bám trong rốn. Lưu ư chỉ dùng một hoặc 2 giọt v́ cho nhiều cồn có thể sẽ gây khô da.