Trên một chiếc ghế thuộc khu nghỉ dưỡng, tổng thống Kennedy đang ngồi đọc chăm chú bản báo cáo về t́nh h́nh Việt Nam. Ngày 25 tháng 6 năm 1954, ông Diệm đáp xuống phi trường Tân Sơn Nhất, nhậm chức thủ tướng Quốc Gia Việt Nam dưới thời Bảo Đại. Thay v́ tập trung đông đảo người ở sân bay, Uỷ ban tổ chức tiếp đón do ông Nhu lănh đạo bố trí một buỗi lễ tại trung tâm Sài G̣n, trên con phố trước dinh Gia Long. Như kỳ vọng, rất đông người đă tới, ông Diệm bước xuống xe limousine trong tiếng vỗ tay vang dội, ông Diệm vừa mỉm cười vừa đi vào đám đông, nói chuyện bắt tay dân chúng. Ông nói:" Trong thời điểm then chốt này, tôi sẽ hành động một cách dứt khoát. Tôi sẽ quyết tâm mở đường cứu nước. Một cuộc cách mạng toàn diện sẽ diễn ra trên mọi khía cạnh tổ chức và vận mệnh tổ quốc."
TT Diệm
Mỹ đă can thiệp vào Đông Dương kể từ những năm 1950 xuất phát từ quan ngại sự bành trướng chủ nghĩa Sô Viết. Sau thất bại Điện Biên Phủ, Mỹ cần một đối tác mới ở Việt Nam và họ đă bị thu hút bởi thái độ kiên quyết chống Cộng ở nơi ông Diệm. Ngoài các yếu tố địa chính trị và kinh tế, việc ông Diệm là tín đồ công giáo đă gây được thiện cảm với nhà cầm quyền Mỹ. Mặc dù chính phủ Mỹ chính thức hậu thuẫn ông Diệm từ năm đầu khi ông lên nắm quyền, nhưng nhiều quan chức tỏ ra bi quan về khả năng thành công của ông. Đại tá Edward Lansdale cũng tới Sài G̣n trước ba tuần khi ông Diệm hạ cánh Sài G̣n. Bề ngoài Lansdale tới Việt Nam với tư cách là tùy viên không quân Mỹ tại đại sứ quán. Tuy nhiên trên thực tế, đó chỉ là vỏ bọc cho chức đặc vụ cấp cao của CIA. Khi đoàn xe ông Diệm vụt qua đám đông trong trung tâm thành phố, cửa sổ đóng kín, Lansdale thấy cảm giác thất vọng của đám đông thật rơ ràng, trải nghiệm này thuyết phục Lansdale rằng ông Diệm vị thủ tướng mới hoàn toàn không hiểu thế nào là chính trị và những người ông sắp lănh đạo. Sau khi nhậm chức, Lansdale bắt đầu cố vấn chính trị cho ông Diệm, điều mà Lansdale thấy là rất cần thiết.
Đại tá Edward Lansdale
Trên thực tế, Lansdale đă đánh giá sai lầm, ngày trở về của ông Diệm đă có chuẩn bị cẩn thận hơn rất nhiều so với suy nghĩ của Lansdale. Trong thời gian ông Diệm lưu vong, ông Nhu đă ở lại Việt Nam và nỗ lực ủng hộ sự nghiệp chính trị của anh trai. Mùa thu 1954, cuộc đảo chính đầu tiên đối với ông Diệm chỉ sau vài tháng nhậm chức, ông đă thoát chết trong gang tấc do chặn đứng âm mưu lật đổ do Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia Việt Nam. Vào mùa đông 1954 và mùa xuân năm 1955 nhiều thủ lĩnh quân phiệt và chỉ huy quân đội hợp lực chống lại ông. Cuối tháng 4 năm 1955, ông Diệm tập hợp quân đội đối đầu với các đối thủ. Chính vào đêm ông Diệm đối đầu với đối thủ, tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower phê chuẩn kế hoạch rút lại sự ủng hộ của Mỹ đối với ông Diệm, hay nói cách khác là sự ngầm ủng hộ lật đổ ông Diệm. Tuy nhiên chiến thắng bất ngờ trên Trận chiến Sài G̣n, batlle of Saigon chống lực lượng B́nh Xuyên, Nhà Trắng đă thu hồi quyết định và Hoa Thịnh Đốn quay sang ủng hộ mạnh mẽ TT Diệm. Đến tháng 10 năm 1955, TT Diệm thành lập quốc gia mới mang tên Việt Nam Cộng Ḥa. Từ năm 1955 tới 1961, Mỹ đă viện trợ cho VNCH là 2 tỷ USD khiến VNCH trở thành quốc gia nhận tiếp viện của Mỹ nhiếu nhất thế giới. Tháng 5 năm 1957, hai năm sau khi Eisenhower tán thành lật đổ TT Diệm, chính ông lại có một hành động vinh danh hiếm có đối với ngài tổng thống VNCH. Đó là cuộc gặp mặt trực tiếp ở sân bay Hoa Thịnh Đốn khi TT Diệm tới Mỹ. Đám đông reo ḥ ủng hộ TT Diệm khi ông ngồi xe mui trần đi trên phố Broadway ở thánh phố New York.
Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower và TT Diệm
TT Diệm ngồi xe mui trần đi trên phố Broadway ở thánh phố New York
Nhưng từ năm 1961, khi Việt Cộng tổ chức tấn công và nhiều lần đă thành công đẩy lùi lực lượng an ninh VNCH, quan hệ đồng minh của TT Diệm và Mỹ trở nên căng thẳng. Mặc dù nhiều quan chức Mỹ vẫn ủng hộ TT Diệm, song ông ngày càng phải đối mặt với nhiều chỉ trích do lệ thuộc vào các biện pháp chuyên chế và không tuân thủ chỉ đạo của Mỹ về cải cách chính trị, hành chính và quân sự. Năm 1962 nhờ những chiến thắng chống lại Việt Cộng, làn sóng chỉ trích với TT Diệm tạm thời lắng xuống. Tổng thống John F.Kennedy, vị tổng thống kế nhiệm Eisenhower tiếp tục ủng hộ TT Diệm bằng cách tăng cường viện trợ và cử các cố vấn quân sự tới VNCH. Tuy vậy tới năm 1963, t́nh h́nh miền Nam lại biến động sau khi nổ ra phong trào biểu t́nh do các nhà sư đứng đầu. Trong lúc căng thẳng giữa chính quyền và người biểu t́nh leo thang, phe chỉ trích một lần nữa kêu gọi hất cẳng ông Diệm với tiêu đề "sự dịch chuyển trong chính sách".
Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu
Sự dịch chuyển trong chính sách của chính quyền đối với một cuộc đảo chính chủ yếu do Roger Hilsman và các đồng sự diều hâu của ông là Averell Harriman và Michael Forrestal thúc đẩy. Từ khi bổ nhiệm trợ lư ngoại trưởng phụ trách các vấn đề viễn đông vào tháng 5 năm 1963, Hilsman liên tục đưa ra ư kiến về việc thay đổi chế độ qua các cuộc họp và trong bản ghi nhớ, song hầu như không có tác dụng. Nhưng tin tức về các vụ bố ráp chùa đă mang đến một cơ hội mới để Hilsman thúc đẩy các lập luận của ḿnh. Theo ông nhận định, các vụ bố ráp chùa cho thấy ông Nhu đă áp dụng các chính sách tự sát mà không chỉ kéo Việt Nam mà cả nước Mỹ sa lầy vào sự ô nhục và thảm họa.
Ngày 24 tháng 8 năm 1963, Hilsman và Forrestal dự thảo một bức điện với những chỉ thị mới gửi đại sứ Lodge, người mới đặt chân tới Sài G̣n vào 2 ngày trước. Sau khi lưu ư rằng, không c̣n nghi ngờ ǵ nữa về việc ông Nhu chính là kẻ chủ mưu bố ráp chùa, đạo diễn các vụ đàn áp, bức điện tuyên bố:" Không thể dung thứ một t́nh huống quyền lực nằm trong tay ông Nhu. TT Diệm nên được trao cho một cơ hội để rũ bỏ ông Nhu và bè phái của ông, tuy nhiên nếu TT Diệm từ chối, chúng ta phải đối mặt với khả năng bản thân TT Diệm cũng không thể giữ lại." Lodge được ủy thác liên hệ với các tướng lĩnh quân đội VNCH và đề nghị cung cấp sự hỗ trợ trực tiếp trong thời kỳ gián đoạn tạm thời sau đảo chánh.
Roger Hilsman
Michael Forrestal
Averell Harriman
Sau khi dự thảo đưa cho Harriman, người nhiệt liệt ủng hộ nó, Hilsman đi t́m trợ lư ngoại trưởng George Ball. Hilsman t́m thấy Ball ở lỗ gôn số 9 của sân gôn thuộc câu lạc bộ Chevy Chase Country Club. Không chỉ là quan chức của bộ ngoại giao, Ball lâu này c̣n chỉ trích TT Diệm, coi TT Diệm là kẻ có đức tín mù quáng yếu kém hạng chót. Sau khi xem bức điện, Ball gọi cho TT Kennedy tại nhà nghỉ dưỡng Cape Cod và đọc một phần bức điện:"Không thể dung thứ một t́nh huống quyền lực nằm trong tay ông Nhu. TT Diệm nên được trao cho một cơ hội để rũ bỏ ông Nhu và bè phái của ông." Ball đă chủ ư cắt phần cuối của bức điện, TT Kennedy do dự đôi chút trước khi thông qua với điều kiện là ngoại trưởng David Dean Rusk và lănh đạo bộ quốc pḥng McNamara cũng đồng ư. Bức điện gửi tới Sài G̣n vào đêm ngày 24 tháng 8 năm 1963 với tên gọi Cộng điện chính thức số 243.
George Ball
David Dean Rusk
McNamara
Lodge
Ở Sài G̣n, Lodge hân hoan chào đón sự thay đổi chính sách đề xuất. Ông đă "hấp tấp" tuyên bố cơ hội để TT Diệm đồng ư tách khỏi ông Nhu bằng 0, Lodge đi thằng tới chỗ các tướng lĩnh với thông điệp "hăy lật đổ Diệm"...(c̣n nữa)...
*Các bạn có quyền chia sẻ bài viết tự do lên facebook, google plus.v.v. nhưng xin hăy ghi rơ nguồn vietbf.com. Xin cám ơn.
Phần 1:
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1055416
Phần 2:
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1055450
Phần 3:
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1055730
Phần 4:
http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=1055947