Trà đá là một loại đồ uống mà đa số người Việt thích uống nhằm giải khát. Nhưng không phải ai uống trà đá cũng tốt cho sức khỏe. Những đối tượng sau phải bỏ ngay thức uống này nếu muốn giữ sức khỏe.
Trao đổi với phóng viên, BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết, trà đá tuyệt đối kiêng với người có bệnh về hô hấp như viêm đường hô hấp, viêm phổi, viêm mũi, viêm phế quản…
BS Cấp phân tích, do trà đá rất lạnh v́ thế đây là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp, khiến cho người đang mắc bệnh lại càng nặng hơn.
Ngoài ra, người bị sỏi thận cũng không nên uống nhiều bởi trà đá có chứa nhiều oxalate, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Đặc biệt, đối với người đói, uống trà sẽ ảnh hưởng đến dạ dày như viêm loét dạ dày, tá tràng…
Cũng theo bác sĩ Cấp, dù trà đá hay trà nóng cũng đều không thích hợp với người già và trẻ nhỏ. Bởi trà có chứa chất cafeine sẽ gây căng thẳng khó ngủ.
Tuy vậy, xét về công dụng, trà đá vẫn có lợi như: làm đầu óc sảng khoái, giảm hôi miệng, mảng bám, ngừa sâu răng...
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu mọi người có sở thích uống trà đá nên tự pha chế trà đá ở nhà để đảm bảo vệ sinh.
Cách pha chế:
Bước 1: Đun nước sôi
Nên chọn nước sôi từ 85-90 độ C là thích hợp nhất. Nếu pha chè bằng nước sôi ngay trên bếp, chè sẽ rất nhanh nồng và thiu, thậm chí là nhanh chuyển sang màu nâu đỏ. Ngoài ra, pha trà bằng nước sôi quá cũng dễ làm mất đi một số chất trong trà và giảm chất lượng của nước trà.
Bước 2: Ủ trà
Ủ trà quá lâu rất dễ làm trà nồng và nhanh chuyển màu, nhất là vào thời tiết mùa hè.
Tốt nhất là chỉ nên ủ trà tầm 3-4 phút là chắt nước trà ra và tiếp tục cho nước thứ 2 vào, sau đó làm tương tự. Sau khi chắt hết nước trà, nên bỏ bă đi và lấy nguyên phần nước cốt.
Bước 3: Thêm đá
Sau khi chắt hết phần nước cốt của trà và nước vẫn c̣n đang nóng, thả 2,3 cục đá nhỏ vào nước cốt trà. Nếu nước cốt quá đặc nên cho thêm nước sôi sau đó tiếp tục bỏ đá.
Therealtz © VietBF