Mỹ đă gây chấn động thế giới khi ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản chấm dứt thế chiến II. Từ đó loài người mới biết đến bom nguy tử. Nó là vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhân loại khi gây ra thương vong khủng khiếp và tác động lâu dài. Cùng giải mă những bí mật khó tin về bom nguyên tử.
Bức thư của thiên tài vật lư Albert Einstein gửi cho Tổng thống Mỹ được xem là khởi nguồn dự án bom nguyên tử của Mỹ. Cụ thể, 1 tháng trước khi Chiến tranh thế giới 2 nổ ra, Albert Einstein viết bức thư dài 2 trang gửi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt.
Trong bức thư viết năm 1939, Einstein cảnh báo Tổng thống Mỹ Roosevelt rằng, phản ứng dây chuyền hạt nhân liên quan tới uranium có thể tạo ra một loại bom mới cực mạnh. Đó chính là bom hạt nhân.
Nhà vật lư Einstein c̣n cho biết 3 nhà hóa học tại Đức sắp chế tạo thành công một loại vũ khí - loại bom khổng lồ sẽ làm thay đổi cục diện thế giới.
Sau khi nhận được thư của Einstein, đến năm 1942, Mỹ khởi động dự án Manhattan nhằm thiết kế và chế tạo vũ khí hạt nhân.
Mặc dù những bức thư của Albert Einstein khiến giới chức Mỹ thúc đẩy chương tŕnh sáng chế vũ khí hủy diệt mạnh nhất trong lịch sử nhưng nhà vật lư này không tham gia vào dự án Manhattan.
Theo ước tính, Mỹ đă chi khoảng 2 tỷ USD vào dự án Manhattan. Hơn 200.000 người bao gồm các chuyên gia, nhà khoa học... làm việc cho chính phủ Mỹ nhằm chế tạo bom nguyên tử.
Vào ngày 16.7.1945, Mỹ thử nghiệm bom nguyên tử có sức công phá 18.000 tấn TNT ở New Mexico. Vụ thử nghiệm này diễn ra gần 1 tháng trước vụ ném bom hạt nhân đầu tiên trên thế giới.
Cho đến nay, Mỹ là quốc gia duy nhất sử dụng bom nguyên tử trong chiến tranh và Nhật Bản cũng là nước duy nhất trên thế giới chịu sức tàn phá khủng khiếp của loại vũ khí hủy diệt này.
Bởi lẽ, vào ngày 6.8.1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên mang tên “Little Boy” xuống Hiroshima. Theo ước tính, khoảng 80.000 người thiệt mạng ngay lập tức sau khi quả bom “Little Boy” phát nổ.
Đến ngày 9.8.1945, quả bom hạt nhân thứ hai mang tên “Fat Man” được Mỹ thả xuống thành phố Nagasaki, khiến 70.000 người thiệt mạng.