Từ trước tới nay dư luận luôn có ư nghĩ rằng chính cơm trắng là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh tiểu đường. Tuy nhiên trên thực tế điều này chưa được chứng minh nhiều và cụ thể. Mới đây GS TS Việt Nam cũng đă chính thức đề cập lại vấn đề đầy tranh căi này.
3,2 triệu người chết mỗi năm v́ đái tháo đường
GS TS Thái Hồng Quang, Phó chủ tịch Hội Nội tiết – Đái tháo đường Việt Nam mỗi năm có 3,2 triệu người chết v́ các bệnh liên quan đến đái tháo, tương đương với số người tử vong v́ bệnh HIV/AIDS.
Bệnh đái tháo đường đang là gánh nặng cho kinh tế xă hội, chi phí để điều trị các biến chứng của bệnh đái tháo đường đă chiếm 5-10% kinh phí chi cho săn sóc y tế chung trên toàn thế giới .
Một thực tế đáng lo ngại là trong cộng đồng có hơn 60% bệnh nhân đái tháo đường chưa được chẩn đoán, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lớp trẻ khi tỷ lệ thừa cân, béo ph́ tăng nhanh...
Các công tŕnh nghiên cứu về dịch tễ học trong 30 năm qua đă cho thấy bệnh đái tháo đường tuưp 2 tăng lên không ngừng. Nếu năm 1985, ước đoán có 30 triệu người trên thế giới mắc bệnh đái tháo đường, một thập kỷ sau, con số này đă là 150 triệu người.
Cho tới hôm nay, theo số liệu của IDF số người bị đái tháo đường đă vượt qúa 285 triệu. Cho dù các hoạt động pḥng chống bệnh này có hiệu quả, IDF cũng tiên đoán tổng số người bị đái tháo đường sẽ là 435 triệu vào năm 2030.
Ở nước ta, nếu như năm 1990 của thế kỷ trước, tỷ lệ bệnh này chỉ từ 1,1 đến 2,5%, th́ nghiên cứu gần đây của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy ; tỷ lệ bệnh đái tháo đường ở lứa tuổi từ 30-60 ở nước ta là 5,7% ,ở một số thành phố và khu công nghiệp lớn tỷ lệ này c̣n cao hơn từ 7-10% .
Có bố và mẹ đều mắc đái tháo đường tuyp 2, chị Lê Thị Bạch Tuyết trú tại Hoàng Văn Thái, Hà Nội luôn luôn lo lắng ḿnh sẽ bị bệnh này trong tương lai. Chị Tuyết kể bố mẹ bị bệnh này vất vả lắm, cắt móng chân không cẩn thận cũng đi viện như chơi, có lần mẹ chị mổ ở viện người ta 4 ngày ra viện c̣n mẹ chị nằm cả tháng mới được ra viện. Đó là chưa kể đái tháo đường gây ra đủ thứ bệnh.
Từ ngày bố mẹ bị bệnh, chị Tuyết li hôn về sống cùng ông bà và gia đ́nh chị rất ít ăn cơm trắng. Buổi tối, hai con của chị mỗi cháu cũng chỉ ăn 1 chén cơm nhỏ, c̣n cả nhà chỉ ăn rau xanh, hoa quả.
Chị Tuyết cho biết chị được người ta nói cơm trắng là thủ phạm gây tiểu đường nên đành gác cơm sang một bên và chỉ dùng các loại thực phẩm có chứa glucose khác.
Cơm trắng không phải thủ phạm
Nói tới cơm trắng gây tiểu đường, TS Nguyễn Khánh Hoà - bác sĩ Việt sinh sống và nghiên cứu tại Canada cho biết mặc dù đă có rất nhiều nghiên cứu về cơ chế bệnh sinh của bệnh đái tháo đường type 1 và type 2, tuy nhiên y học hiện đại cũng vẫn chưa chỉ ra được nguyên nhân chính xác của bệnh cũng như cách điều trị dứt điểm.
Đái tháo đường type 2, diễn biến của bệnh khá thầm lặng khởi đầu là do các tế bào của cơ thể như tế bào mỡ, tế bào gan, tế bào cơ bị giảm đáp ứng với insulin làm cho tuyến tụy tăng tiết insulin để bù đắp.
Nhiều người cho rằng ăn cơm trắng dễ gây tiểu đường và nói không với cơm là quan niệm sai lầm.
Bác sĩ Hoà cho biết gạo trắng làm sạch hết phần vỏ trấu của gạo đi rồi nên nhiều tinh bột hơn, gạo trắng chứa năng lượng cao nên người ta cho rằng nó là thủ phạm gây tiểu đường nhưng thực tế nguyên nhân gây đái tháo đường lại là thừa cân, ăn nhiều năng lượng, giảm vận động.
Cơm trắng ăn vừa phải, đủ cho cơ thể sẽ không gây đái tháo đường.
Nếu nói cơm gây tiểu đường TS Hoà cho biết người dân ở nông thôn ăn gạo trắng nhiều gấp 3 – 4 lần người sống ở thành thị, nhưng tỷ lệ đái tháo đường của nông dân thấp chỉ 1-2% trong khi đái tháo đường ở thành thị th́ lên tới 10%.
Gạo trắng (4 calories/1g) lại là thực phẩm có chỉ số năng lượng cao, thậm chí cao hơn so với bánh ḿ Pháp (3 calories/1g). Đái tháo đường có liên quan đến việc mất cân đối giữa lượng năng lượng hấp thu vào cơ thể và lượng năng lượng tiêu thụ của cơ thể nên ăn gạo trắng nhiều th́ nguy cơ sẽ thừa năng lượng nhiều. Ăn cơm trắng lười vận động sẽ dẫn đến thừa năng lượng và có nguy cơ gây đái tháo đường hơn chứ không phải chính cơm mới gây đái tháo đường.
TS Hoà cho biết, quan trọng nhất là phải vận động để pḥng dư thừa năng lượng, tích mỡ gây rối loạn, giảm khả năng thu nhận các phân tử đường của tế bào làm cho tuyến tụy nội tiết phải làm việc mạnh hơn, tiết ra nhiều insulin hơn để giúp cho các phân tử đường thâm nhập vào tế bào.
Bệnh đái tháo đường tuưp 2 có thể pḥng ngừa hoặc làm chậm sự xuất hiện của nó; bằng cách duy tŕ cân nặng lí tưởng và tăng cường hoạt động thể lực - Các nghiên cứu của Phần Lan, Hoa Ḱ, Trung quốc ... và cả ở Việt Nam đă khẳng định điều đó.
|