Rất nhiều người Việt khi ăn cơm đều có vài ba chén nước chấm trên bàn. Làm như vậy đều là sai lầm tai hại. Lư do chúng tôi đă có ở ngay dưới đây.
Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn
Ths. BS Ngô Thị Hà Phương, Trung tâm Giáo dục Truyền thông Dinh dưỡng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, những người ăn mặn, ăn nhiều gia vị (mắm, muối) trong bữa ăn sẽ tăng tiêu thụ natri có liên quan tới tăng huyết áp, tim mạch, nhất là đột quỵ và bệnh mạch vành tim.
Về cơ bản chế độ ăn giảm muối phải hiểu là giảm lượng Natri trong tất cả các nguồn đưa vào trong cơ thể chứ không đơn thuần là chỉ giảm lượng muối ăn.
“Việc thực hiện một chế độ ăn giảm muối bắt đầu từ việc giảm bớt lượng gia vị nêm khi chế biến món ăn cũng như gia vị chấm khi dùng bữa”, BS Hương cho hay.
Ngoài ra, các bà nội trợ cần lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng Natri ở mức trung b́nh và thấp.
Tuy nhiên, thói quen của người Việt Nam là khi ăn ở nhà, trong mỗi mâm cơm, ngoài các món ăn, đều có bát nước mắm hoặc đĩa muối dùng để chấm; ở các cửa hàng ăn, trên mỗi bàn ăn đều có sẵn các loại gia vị để người dùng tự thêm vào cho hợp khẩu vị.
Trong khi đó, theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, có đến 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại Việt Nam chủ yếu là từ muối và các gia vị cho vào trong quá tŕnh chế biến, nấu nướng và khi ăn, từ các thực phẩm chế biến sẵn là 11%, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7,4%.
Bột canh và nước mắm là hai nguồn chính cung cấp muối hàng ngày. Ngoài ra, ḿ chính và muối tinh là cũng là những nguồn cung cấp muối đáng kể. Trong các thực phẩm chế biến sẵn, ḿ ăn liền là thực phẩm có lượng muối lớn.
Bởi vậy, việc giảm muối trong chế độ ăn phụ thuộc rất nhiều vào các thực hành nấu nướng của người nội trợ, ngoài ra c̣n là thói quen lựa chọn thực phẩm và thói quen ăn uống, cũng như khẩu vị của mỗi thành viên trong gia đ́nh.
BS Ngô Thị Hà Phương khuyến cáo một số cách để hạn chế muối trong chế độ ăn:
Mỗi cá nhân và gia đ́nh có thể giảm lượng muối ăn bằng những biện pháp rất đơn giản như sau: Không để nước mắm, nước tương và muối trên bàn ăn; Hạn chế lượng muối, bột canh, nước mắm… cho vào thức ăn khi nấu nướng, mức tối đa là không quá một phần năm th́a cà phê muối cho một bữa ăn của một người một ngày; Hạn chế thường xuyên sử dụng các sản phẩm có hàm lượng muối cao như khoai tây chiên, pizza, thực phẩm đóng hộp…; Lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng muối thấp khi mua thực phẩm chế biến sẵn; Nên cho trẻ em ăn thực phẩm tự nhiên và kiểm soát chặt chẽ việc thêm các gia vị mặn.