Làm đậu phụ sốt kiểu này vừa lạ miệng lại thơm ngon ai ăn cũng thích, hấp dẫn hơn bất cứ món nào. Hãy vào bếp làm ngay món vừa quen lại lạ cho cả gia đình. Đảm bảo ai cũng mê tít và gật gù khen ngon.
Cách làm đậu phụ sốt cay
Nguyên liệu món đậu phụ cay sốt nấm gồm:
- Đậu phụ: 400 gr
- Nấm rơm: 200 gr
- Hành lá, hành tím, tỏi, ớt
- Tương ớt, nước tương, hạt nêm chay, dầu ăn
Cách làm món đậu phụ cay sốt nấm như sau:
Bước 1: Đậu phụ các bạn rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vuông to vừa phải.
Bước 2: Ngâm đậu phụ vào trong một bát nước có pha một chút muối khoảng 10 phút.
Bước 3: Nấm rơm cắt bỏ chân, sau đó rửa sạch, cho ra rổ để ráo. Rồi cắt thành từng miếng hạt lựu.
Bước 4: Tỏi + hành tím đập dập băm nhỏ. Hành lá thái khúc.
Bước 5: Pha một bát nước sốt gồm: 1/3 bát nước lọc + 2 thìa cơm nước tương + 2 thìa cơm tương ớt + 1 thìa cơm đường + 1 thìa cà phê hạt nêm, khuấy đều cho tan.
Bước 6: Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào phi thơm hành tỏi, sau đó cho nấm vào xào chín.
Bước 7: Đổ nước sốt (bước 5) vào chảo, đun sôi.
Bước 8: Khi chảo sôi tiếp tục cho đậu vào sốt khoảng 5 phút. Các bạn đảo nhẹ tay rồi cho hành lá vào đun tiếp khoảng 30 giây thì tắt bếp.
Cách nhận biết đậu phụ ngon
Một miếng đậu phụ ngon bao giờ cũng có màu trắng ngà, còn đậu phụ có thạch cao màu thường vàng hơn, càng vàng thì càng nhiều thạch cao. Do đó, khi mua đậu, nên tránh mua đậu phụ có màu vàng hoặc ngả vàng.
Người mua cũng nên cầm thử miếng đậu lên để xem xét. Nếu cầm thấy nhẹ tay, sờ rất mềm mại thì hãy mua. Những miếng đậu nặng, cầm chắc, hơi cứng, miếng vuông vức thì không nên mua.
Ngoài ra, người mua cũng có thể phân biệt qua mùi của đậu. Miếng đậu nguyên chất lúc ngửi sẽ có mùi thơm còn miếng đậu có thạch cao ngửi thấy mùi vôi, hoặc không ngửi thấy mùi gì. Khi mua về, miếng đậu thật nếm sẽ thấy được vị béo đặc trưng của đậu nành, giống như khi ăn váng sữa đậu nành còn nóng. Còn đậu phụ có chứa nhiều thạch cao khi ăn sẽ thấy vị hơi chát.