Khi người bị tiểu đường đến một mức sẽ phải phụ thuộc vào việc tiêm insulin. Tuy nhiên chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất để kiểm soát đường huyết và làm chậm sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là chế độ ăn hợp lư cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường tùy thuộc insulin có thể kiểm soát triệu chứng bệnh bằng cách thực hiện chế độ ăn kiêng và tiêm insulin.
Theo khoa học hiện đại, bệnh tiểu đường tùy thuộc insulin là một bệnh mạn tính do rối loạn chức năng chuyển hóa ở tụy tạng (lá lách), tụy không c̣n sản sinh đủ lượng insulin trong quá tŕnh xử lư tinh bột, mỡ và chất đạm (protein).
Thường bệnh có thể bắt đầu từ tuổi 30, nhưng cũng có khi xảy ra ở các độ tuổi sớm hơn ngay ở tuổi thiếu niên. Triệu chứng của bệnh gồm: mệt nhọc, tiêu khát, tiểu quá nhiều hoặc tiểu thường xuyên, có lẫn đường trong nước tiểu, ăn bao nhiêu cũng cảm thấy đói, tụt cân mặc dù ăn rất nhiều, đặc biệt có dấu hiệu nhiễm độc ở đường tiểu, ở âm độc, ở da hoặc ở miệng và mắt mờ dần ở giai đoạn bệnh tiến triển dần.
Theo quan niệm thực dưỡng, nguyên nhân chủ yếu của bệnh tiểu đường là do ăn lâu dài và dùng quá nhiều thức ăn tinh bột giă trắng, tinh chế và dùng quá nhiều thức ăn béo, dầu mỡ. Loại tinh bột giă trắng không c̣n chất cám mất hết cả vitamin, khoáng chất, chất xơ này làm rối loạn đường huyết, làm suy yếu tụy tạng khiến tụy tạng không c̣n sản sinh insulin được nữa.
C̣n tiêu thụ quá nhiều chất béo th́ kết quả ḍng máu dư thừa chất béo và trường hợp này có thể có đủ insulin nhưng chất đường bị bao bọc bởi chất béo không thể nào thấm qua màng tế bào và mạch máu để nuôi dưỡng. Kết quả là trong máu thừa glucose và trong tế bào th́ mức hấp thu glucose lại thiếu.
Việc điều trị bệnh tiểu đường tùy thuộc insulin hiện nay là tiêm insulin và thực hiện chế độ ăn kiêng một số chất để kiểm soát triệu chứng của tiến tŕnh bệnh. Sau đây là cách ăn uống có lợi nhất cho người bệnh này.
1. Thức ăn chính
Cơm gạo lứt, cơm lứt trộn kê, cơm lứt trộn xích tiểu đậu ăn với muối mè, mỗi chén cơm ăn từ 1 đến 2 muỗng muối mè (tỷ lệ 15 mè 1 muối biển). Nhai thật nhỏ thành nước rồi mới nuốt.
2. Thức ăn phụ
Rau củ xào khô (tekka), củ hành xào miso, súp tóc tiên (hiziki) cá chép, súp cá cơm hầm, cá cơm kho rim, chào nhừ xích tiểu đậu + phổ tai + bí rợ (bí ngô), súp cà rốt + ngưu bàng, dưa cải hầm miso. Nên dùng thêm rong wakame, rong phổ tai, củ hành, hành ta, củ cải khô muối.
3. Thức uống
Trà gạo lứt rang, trà gạo + trà giá 3 năm, trà 3 năm (bancha), trà phổ tai (kombu). Trà Mu (cũng tốt cho dạ dày và cảm lạnh) tuy nhiên chỉ dùng trà Mu khi cơ thể thường xuyên thấy lạnh và nhất là khi đi cầu phân bị nhăo. Khi dùng trà Mu phải tăng dần lượng từ ít tới nhiều, từ 1/2 cho đến 1 gói trong 1 ngày.
4. Thức ăn tạm thời nên tránh trong thời gian bị bệnh
Trong giai đoạn đầu chữa bệnh, tránh tất cả các thức ăn động vật, nhất là các loại thịt có màu đỏ (ngoại trừ cá chép, cá cơm, cá bống dậm, tép riu, tép muỗi), tránh ăn hải sản, các sản phẩm chế biến từ sữa, kem lạnh, các thức ăn và đồ uống có đường, các loại trái cây, giấm, gia vị cay nóng như tiêu, ớt, cà chua, khoai tây, các loại cà, dưa, nấm. Cần lưu ư hết sức là giấm ăn dù là giấm nuôi sẽ khiến t́nh trạng bệnh nặng thêm.
VietBF © sưu tập