Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, một quân sư nổi tiếng nhà Thục Hán trong thời Tam Quốc Diễn Nghĩa. Sinh sống tại vùng Kinh Châu, làm nghề buôn bán. Sau này ra pḥ tá cho Lưu Bị. Thủa chưa có Khổng Minh, Lưu Bị đánh đâu thua đó ( có thắng, nhưng những trận quyết định đều bị thua). Từ khi có Khổng Minh th́ Lưu Bị đánh đâu thắng đó. Mới đầu liên minh với Ngô bắc cự Tào Tháo. Sau khi cùng Ngô đánh thắng Tào Tháo tại Xích Bích, mượn đà lấy Kinh Châu làm địa bàn. Tiếp đó chiếm Ích Châu, Hán Trung lập quốc.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199878&stc=1&d=1522939513)
Đáng tiếc sau này, Quan Công (em kết nghĩa Lưu Bị) chủ quan, trong lúc bắc phạt Tào Tháo bị Tôn Quyền dùng Lă Mông tập kích lấy Kinh Châu. Trên đường rút quân th́ bị nhà Ngô Tôn Quyền bắt sống rồi chém chết v́ không chịu hàng. Lưu Bị đem đại binh đánh trả thù mặc dù cả Khổng Minh và Triệu Vân cản. Kết quả Lưu Bị thua dưới tay Lục Tốn, rồi chết tại thành Bạch Đế.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199879&stc=1&d=1522939513)
Sau khi Lưu Bị chết, Gia Cát Lượng chủ trương ḥa với Ngô, tiếp tục Bắc Phạt. Ông đă nhiều lần đem quân ra Kỳ Sơn đánh thắng nhà Tào phương Bắc. Nhưng v́ yếu tố như đường xa, lương binh ít ỏi, dùng sai tướng trong lúc then chốt (Mă Tốc - Nhai Đ́nh) và cả ông trời khiến nhà Thục Hán không thành công tiêu diệt nhà Tào.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199880&stc=1&d=1522939513)
Không Minh chết năm 234. Theo di nguyện của Gia Cát Lượng, sau khi chết nơi đặt mộ của ḿnh sẽ là núi Định Quân (nơi ngày xưa Hạ Hầu Uyên mất). Núi Định Quân nay nằm ở phía nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dăy Hệ Mỹ Thương. V́ trên đỉnh núi rất bằng phẳng, có thể đóng được cả vạn quân nên mới có tên là núi Định Quân.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199881&stc=1&d=1522939513)
Địa h́nh núi Định Quân rất phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Tuy nhiên, ngọn núi Định Quân th́ quá lớn, vậy nếu như chỉ nói rằng chôn cất ở núi Định Quân th́ các tướng lĩnh biết chôn cất Gia Cát Lượng ở đâu? Người ta nói rằng, chuyện này cũng đă được Gia Cát Lượng tính toán rất kỹ.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199882&stc=1&d=1522939513)
Sử sách Trung Quốc có ghi lại rằng Gia Cát Lượng dự đoán được vận mệnh của ḿnh. Theo ghi chép, trước khi chết, ông nói với các tướng sỹ của ḿnh rằng, sau khi ḿnh chết th́ đem bỏ xác của ông vào quan tài, lấy dây thừng buộc lại rồi cho quân sỹ khiêng theo đoàn quân rút về Hán Trung. Dây thừng đứt ở đâu th́ lấy nơi đó làm mộ.
Gia Cát Lượng là một nhân vật đặc biệt quan trọng thời Tam Quốc, ông là thừa tướng nước Thục, chức cao quyền trọng, về lư th́ phường trộm mộ phải đào mộ của ông mới đúng, vậy mà cả ngh́n năm sau mộ ông vẫn không hề bị động vào. V́ sao lại thế?
Không thể không thừa nhận Gia Cát Lượng là một trong những nhân vật đặc biệt, lăng mộ của ông không bị trộm cắp v́ ba lư do sau:
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199884&stc=1&d=1522939513)
Thứ nhất, Gia Cát Lượng nhiều mưu lắm kế, phường trộm cắp lo sợ ông cài bẫy trong đó nên sẽ khó giữ được tính mạng của ḿnh. Lịch sử Trung Quốc hàng ngh́n năm chưa có mấy ai cao trí, cao mưu được như Gia Cát Lượng.
Kế “thuyền cỏ mượn tên” hay “thành không nhà trống”, ngồi ung dung đánh đàn mà vẫn xua tan 15 vạn quân của Tư Mă Ư đă phần nào nói nên trí tuệ siêu phàm của ông. Phường trộm mộ biết, với trí tuệ của Gia Cát Lượng chắc chắn trong mộ ông sẽ phải bố trí rất nhiều bẫy, không sợ trộm mộ đến, chỉ sợ trộm mộ không dám đến mà thôi. Phường trộm mộ cũng không dại, trí tuệ của ông ở mức phi thường, chẳng may khi đào mộ ông lên, cung tên, thuốc độc bắn lên chết hết th́ làm thế nào?
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199885&stc=1&d=1522939513)
Thứ hai, Gia Cát Lượng là người luôn luôn tiết kiệm. Cả đời ông trong sạch, an phận thủ thường, lúc lâm chung vẫn yêu cầu tang lễ giản đơn, đến áo liệm không cần mặc, chỉ cần mặc quần áo ngày thường là được. Một vị thừa tướng tiết kiệm đến mức này th́ thật là đáng khâm phục!
Gia Cát Lượng lúc c̣n sống tự viết biểu tâu lên Hậu chủ Lưu Thiện rằng: "Nhà thần ở Thành Đô có tám trăm gốc dâu, ruộng xấu mười lăm khoảng, cái ăn mặc của con cái xem ra đầy đủ. Đến như thần gánh vác việc ở bên ngoài, cũng chẳng có ǵ khác người, cái ăn cái mặc đều trông vào cửa quan, chẳng chút tơ hào cho riêng ḿnh, ấy là để lâu dài thước tấc vậy. Đến ngày thần mất, trong nhà chẳng để thừa gấm vóc, bên ngoài không có điền sản dư dôi, chính là để khỏi phụ lại ḷng tin tưởng của Bệ hạ vậy". Sau này Gia Cát Lượng qua đời, quả đúng như lời đă nói.
Với tính cách của ông th́ không thể có chuyện ông bỏ nhiều vàng bạc châu báu vào trong quan tài của ḿnh được. V́ thế, dù có mở nắp quan tài của ông ra th́ phường trộm cắp cũng sẽ chẳng lấy được ǵ. Những tên trộm mộ cũng đă tính toán kỹ, dù trộm mộ của ông có kiếm được nhiều tiền chăng nữa th́ cũng không bằng giữ được sức khỏe, tính mạng của bản thân, đây là một phi vụ làm ăn không có lời.
![](http://intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=1199886&stc=1&d=1522939513)
Thứ ba, Gia Cát Lượng được người đời tôn kính, đến phưởng trộm cắp cũng tâm phục khẩu phục. Ông không chỉ là người có trí tuệ, mà c̣n là một trung thần. Lưu Bị trước khi chết có nói rằng nếu Lưu Thiện không làm được lập tức phế truất, giao ông toàn quyền. Ḷng độ lượng của Lưu Bị quả là vĩ đại!
Gia Cát Lượng đă làm thế nào? Ông vẫn một mực trung thành phụ tá Lưu Thiện mà không hề làm phản. Với người có chút dă tâm là có thể phế truất Lưu Thiện ngay tức th́ nhưng với Gia Cát Lượng th́ không.
Dù không thành công trong mục tiêu cuối cùng là thống nhất Trung Nguyên, khôi phục nhà Hán, nhưng sau hai ngh́n năm, người dân Tứ Xuyên vẫn c̣n nhắc đến những thành tích trị quốc ở đất Thục của ông. Những danh nhân như Đỗ Phủ, Lư Bạch, Lư Thương Ẩn đều sùng bái ông, viên danh tướng là Nhạc Phi đă lừng danh "tận trung báo quốc", đều đă đọc kỹ bản viết Xuất sư biểu nổi tiếng của Gia Cát Lượng và cùng bày tỏ sự tôn sùng vô hạn đối với tài năng và ḷng trung thành của ông.
Nhận xét về bài Hậu xuất sư biểu của Gia Cát Lượng, Tạ Phương Đắc thời Nam Tống trong tác phẩm Văn chương quỹ phạm đă viết: "Đọc Xuất sư biểu, ai không khóc là bất trung, đọc Trần t́nh biểu ai không khóc là bất hiếu, đọc Tế thập nhị lang văn ai không khóc là bất từ".
Con trai ông là Gia Cát Chiêm và cháu nội là Gia Cát Thượng kế thừa ư chí của ông, đă chiến đấu tới cùng và tử trận khi nhà Thục Hán sắp sụp đổ bởi kẻ thù. Bởi vậy, người đời sau có câu khen rằng "Gia Cát Vũ hầu, ba đời trung liệt". La Quán Trung có thơ khen rằng:
Có phải trung thần kém mẹo đâu?
Ḷng trời không tựa vận Viêm Lưu!
Mới hay con cháu nhà ḍng dơi,
Tiết nghĩa c̣n lưu tiếng Vũ hầu.
Sự việc này đă lưu truyền hậu thế ngàn năm, đến trộm cướp cũng khâm phục tôn kính ông.