Nhiệt miệng sẽ đem đến cho bạn cảm giác đau khó chịu. Đi kèm với nó là cảm giác chẳng buồn ăn uống gì hết. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt không điều độ trong những kỳ nghỉ là nguyên nhân khiến cơ thể mất cân bằng, gây viêm nhiễm.
Nhiệt miệng được xác định bởi những vết thương màu tắng hoặc vàng và có đường viền màu đỏ. Hiện tượng này phổ biến ở cả trẻ em và người lớn nhưng hiếm khi là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiệt miệng gây đau và cảm giác khó chịu, không muốn ăn uống.
Trong một bài đăng trển trang cá nhân của tiến sĩ Rahim, nhiệt miệng còn gọi là loét miệng có thể do một số yếu tố bao gồm thiếu sắt hoặc vitamin B12, bàn chải đánh răng quá cứng làm tổn thương lợi, không dung nạp thức ăn hoặc dị ứng, hay đơn giản là bạn vô tình cắn vào phần bên trong má.
Tình trạng loét thường kéo dài từ một đến hai tuần. Trong khi hầu hết các vết loét miệng là vô hại và không cần sự can thiệp của y tế, vẫn có những loại có thể tái phát nhanh chóng, mất vài tuần để chữa lành.
Bạn có thể cải thiện tình trạng nhiệt (loét miệng) nhanh hơn bằng các mẹo đơn giản sau:
- Tăng lượng nước uống mỗi ngày
- Dùng nước súc miệng, có thể dùng nước muối tạm thời để tăng độ pH của miệng, tạo ra môi trường kiềm mà trong đó các vi khuẩn phải chiến đấu để tồn tại
- Chuyển sang kem đánh răng không chứa Natri Lauryl Sulfate (SLS). SLS là một chất tẩy mạnh và có thể làm bùng phát bệnh.
- Tránh thức ăn cay và mặn
- Tránh đồ uống nóng
- Tránh dùng trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi
- Sử dụng bàn chải đánh răng mềm
- Sử dụng nước súc miệng chống vi khuẩn
- Sử dụng nước súc miệng, gel, kem hoặc thuốc xịt giảm đau Orabase hoặc Bonjela
- Nếu cơn đau dai dẳng, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau
Vệ sinh răng miệng để ngăn loét miệng. Nếu tình trạng loét kéo dài hơn 3 tuần và bạn cảm thấy đau đớn hơn, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của bác sĩ.