Mẹo phân biệt vết đốt của các loại côn trùng ai cũng phải biết trước khi quá muộn được vietbf chia sẻ dưới đây. Ít ai có thể tránh được không bị côn trùng đốt. Có những dấu hiệu nhận biết vết đốt của côn trùng bạn không nên bỏ qua.
1. Ong thường
Vết ong đốt thường tấy đỏ và sưng. Trong một số trường hợp, nạn nhân sẽ cảm thấy nóng rát, đau dữ dội và ngứa ngáy sau đó. Nếu bạn không dị ứng nọc ong sẽ không có vấn đề ǵ xảy ra, những khó chịu cũng sẽ nhanh chóng biến mất. Tuy nhiên nếu bạn bị dị ứng, bạn có thể gặp các vấn đề về hô hấp.
2. Ong bắp cày
Sau khi bị ong đốt, vết đốt sẽ đỏ và sưng lên, có thể xuất hiện cả hiện tượng phồng rộp. Nạn nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn. Nọc ong bắp cày độc do kích thước lớn, chứa histamine và acetylcholine.
Nếu nạn nhân cảm thấy lạnh ở chân tay, tai và môi trở nên tím tái hoặc có vấn đề về hô hấp, tốt nhất nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.
3. Ong ṿ vẽ
Các triệu chứng khi bị ong ṿ vẽ đốt cũng giống như những triệu chứng từ loài ong thường. Khu vực bị chích đỏ và sưng tấy, nạn nhân cảm thấy đau, nóng và ngứa khủng khiếp. Ngoài ra, có thể bị xuất huyết trên da. Một con ong ṿ vẽ có thể đốt nhiều lần. Bạn cũng có thể bị dị ứng nọc độc của ong, dẫn tới sốc phản vệ.
4. Muỗi
Vết muỗi đốt trông giống như những đốm đỏ sưng tấy với kích thước bằng đầu đũa. Hầu hết muỗi thường tấn công vào những khu vực da hở, da mỏng và dễ dàng đi đến các mạch máu trên cơ thể. Khi đốt, chúng thường tiêm nước bọt vào vết thương bởi nước bọt có chứa chất chống đông máu làm cho máu loăng hơn. Các vết đốt làm cho da trở nên đỏ, ngứa và sưng tấy.
5. Ve chó
Phản ứng của cơ thể khi bị ve chó đốt là vết đỏ. Loài côn trùng này có thể tồn tại, phát triển, hút máu trên cơ thể nạn nhân trong một khoảng thời gian dài. Những con ve chó có thể truyền bệnh viêm năo, bệnh lyme và nhiều bệnh khác. Nếu bạn đă lấy ve chó ra khỏi cơ thể nhưng vết đỏ vẫn không biến mất và tiếp tục lan rộng, hăy đi khám bác sĩ ngay lập tức.
6. Bọ chét
Vết bọ chét đốt dễ bị nhầm với dị ứng hoặc muỗi đốt v́ vết cắn cũng có màu đỏ, sưng. Tuy nhiên, vết bọ chét đốt đau, ngứa hơn vết muỗi đốt rất nhiều.
Bọ chét thường cắn vào chân và chỉ cắn người ngủ. Một con bọ chét có thể cắn nhiều lần, khoảng cách giữa các vết cắn thường là 1 – 2 cm. Bọ chét là trung gian truyền nhiều bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng.
7. Kiến
Hầu hết vết kiến đốt không nguy hiểm, tuy nhiên, kiến lửa đỏ đốt có thể gây ra một số vấn đề. Chỗ lồi lên ở các vết đốt biến thành sẹo. Nọc kiến chứa các độc tố khiến nạn nhân có thể bị dị ứng hoặc sốc phản vệ.
Vết kiến đốt gần giống với vết muỗi đốt. Chỗ bị cắn xuất hiện các nốt hồng và gây ngứa trong một khoảng thời gian dài.
8. Ruồi trâu
Ruồi trâu là một loại ruồi lớn thường đốt và hút máu gia súc. Tuy nhiên, chúng cũng cắn người rất đau. Ban đầu, vết đốt nổi đỏ không quá 1mm nhưng sau sẽ sưng và gây ngứa. Ruồi trâu là trung gian truyền các bệnh như tularemia (bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn francisella tularensis gây ra) và bệnh than. Tuy nhiên, ruồi trâu thường chỉ đốt động vật, ít khi đốt con người.
9. Chấy, rận
Nếu nhận thấy những chấm nhỏ màu đỏ trông giống như vết muỗi đốt ở trên da đầu, cổ và sau tai có nghĩa là bạn bị chấy hoặc chí cắn. Nếu các chấm như vậy xuất hiện trên lưng, bụng, bàn tay hoặc chân có thể do rận cắn. Các vết cắn thường cách nhau một vài cm và có vẻ như bị khoét lỗ.
10. Rệp
Những vết rệp đốt giống như vết bọ chét, muỗi đốt hoặc dị ứng. Da sẽ trở nên sưng, đỏ và ngứa. Tuy nhiên, có một cách để nhận ra đó là vết đốt của những con rệp là các vết cắn của rệp rất gần với nhau và trông giống như những con đường nhỏ trên da, thường gây đau đớn hơn muỗi đốt. Rệp thường đốt vào ban đêm, khi bạn đi ngủ nên có thể quan sát rơ hơn vào sáng hôm sau.