Thói quen ngâm mộc nhĩ lâu trong nước là nguyên nhân gây ra nhiều tác hại cho gia đ́nh. Mộc nhĩ được các gia đ́nh sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách sẽ rước họa vào thân.
Mộc nhĩ ngâm lâu trong nước rất dễ bị biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm
Mộc nhĩ (c̣n được gọi là nấm mèo đen hay nấm tai mèo) là một loại nông sản có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao. Nó được sử dụng làm thực phẩm chế biến nhiều món ăn ngon, truyền thống của người Việt. Dù vậy, nhiều bà nội trợ không biết rằng: chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận,…
Ths.BS Doăn Thị Tường Vi (Viện phó - Viện Dinh dưỡng Lâm sàng) sẽ đưa ra cách chế biến mộc nhĩ an toàn, tránh gây ngộ độc cho bà nội trợ.
Cách chế biến mộc nhĩ an toàn
Ths.Bs Tường Vi cho biết: “Ngoài công dụng làm thực phẩm, mộc nhĩ đen được dùng như 1 vị thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng đối với người thừa cân, béo ph́”.
Mộc nhĩ sau khi thu hoạch thường được phơi khô để bảo quản. Do đó, khi sử dụng, mộc nhĩ cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu. Theo Ths.Bs Tường Vi, mộc nhĩ là loại thực phẩm an toàn v́ mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp ḥa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.
Thông thường, mộc nhĩ chỉ cần ngâm trong nước lạnh từ 15-30 phút trước khi chế biến. Bên cạnh đó, nguồn nước sử dụng để ngâm thực phẩm khô phải là nước sạch. Phát hiện mộc nhĩ đă có mùi, lên mốc cần phải dứt khoát vứt bỏ.
Mộc nhĩ kỵ thực phẩm có tính hàn
Mộc nhĩ có thể dùng vào nhiều món ăn. Tuy nhiên, mộc nhĩ không nên kết hợp với thực phẩm có tính hàn như cua, ốc, thịt trâu, mướp,… và củ cải. Sử dụng mộc nhĩ với các loại thực phẩm trên rất dễ gây lạnh bụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, khi chọn lựa và chế biến mộc nhĩ, người tiêu dùng cần chú ư tới những vấn đề sau:
- Không nên mua mộc nhĩ khác lạ, tránh nhầm lẫn với nấm độc.
- Không ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến v́ chúng sẽ bị nhũn, dính, khó bảo quản, cất giữ. “Tốt nhất, chị em nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh. Trong mộc nhĩ khô có thể c̣n sót lại độc tố và chỉ được loại bỏ sau khi ngâm nước lạnh trong thời gian từ 15-10 phút”, Ths.Bs Tường Vi khuyến cáo.
- Khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng.
- Tuyệt đối không sử dụng mộc nhĩ tươi. Chúng rất dễ chứa độc tố gây dị ứng, phù nề,…
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú không nên ăn mộc nhĩ.
Ăn mộc nhĩ như thế nào là an toàn?
PGS.TS Nguyễn Thị Chính khuyến cáo: “Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ, người mang thai... Đặc biệt không sử dụng mộc nhĩ tươi v́ nó có chứa chất porphyrin. Đây là một chất nhạy cảm với ánh sáng, dễ gây viêm da, ngứa, phù nề, đau nhức, ở mức độ nặng có thể khó thở do phù nề thanh quản. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến”.
Trong Đông y, mộc nhĩ được nhắc tới như là một bài thuốc hỗ trợ chữa nhiều bệnh. Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đ́nh Bùi Hồng Minh th́ cho hay: “Mộc nhĩ trong y học cổ truyền có vị ngọt, tính b́nh, đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, can, thận. Tác dụng làm mát máu, làm ngừng chảy máu do va đập, bị thương, lương huyết chỉ huyết, hoạt huyết nhuận táo, giải độc, ích khí dưỡng âm. Nó có thể chữa trị các bệnh trường phong hạ huyết, nhuận táo, lợi trường vị, lỵ ra máu, đái dắt, đái ra máu, trị lở, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết”.
Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.